Theo mạng tin PolicyMic, chính sách "trở lại châu Á" - được đánh giá là “sáng kiến chính sách đối ngoại hàng đầu của Tổng thống Barack Obama” do Cố vấn An ninh Quốc gia Tom Donilon soạn thảo - tập trung hướng sức mạnh quân sự và ngoại giao mới của Mỹ vào khu vực năng động nhất thế giới.
Trong kỷ nguyên mà ảnh hưởng của Trung Quốc ngày càng tăng, chính sách trở lại châu Á của Mỹ cũng nhằm trấn an các nước Đông Nam Á là Nhật Bản và Hàn Quốc rằng Mỹ cam kết lâu dài với khu vực.
Tuy nhiên, khi các chương trình cắt giảm ngân sách được thực hiện và thậm chí Ngoại trưởng John Kerry công khai bày tỏ nghi ngờ đối với các mục tiêu của chính sách "trở lại châu Á," các nhà phân tích có lý do để tin rằng chính sách "trở lại châu Á" có thể lặng lẽ rơi vào “đêm tối.”
[Mỹ ưu tiên duy trì quan hệ với đồng minh châu Âu]
Người Trung Quốc đang dựa vào những phát biểu của ông Kerry để khẳng định chính sách "trở lại châu Á" sẽ không có nhiều tác dụng. Thậm chí, Bộ trưởng Quốc phòng Chuck Hagel muốn đánh giá lại chiến lược để phù hợp các thực tiễn ngân sách hiện nay.
Dù chưa bao giờ công khai tuyên bố, nhưng việc chính quyền Obama chuyển hướng sang châu Á luôn bị Bắc Kinh coi là nhằm mục đích chống lại sự trỗi dậy của Trung Quốc.
Cựu Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ phụ trách khu vực Đông Á và cũng là kiến trúc sư chính của chính sách "trở lại châu Á," ông Kurt Campbell, gần đây cho biết các nước châu Á đang tìm kiếm các mối quan hệ tốt hơn với cả Mỹ và Trung Quốc.
Điều này có nghĩa là bất cứ Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) nào cũng sẽ không tách các nước Đông Nam Á khỏi ảnh hưởng kinh tế của Trung Quốc. Những nước này sẽ tìm kiếm các thỏa thuận riêng với Trung Quốc.
Chính quyền Mỹ không thể không đầu tư quân sự vào Đông Á - nơi có các nước năng động nhất thế giới hiện nay. Tuy nhiên, Mỹ cũng không thể tiếp tục coi Trung Quốc như một cường quốc đang nổi lên tạm thời để đối phó bằng các chiến lược ngăn chặn truyền thống.
Chính sách "trở lại châu Á" của Mỹ đã thành công trong việc thể hiện sự quan tâm của Mỹ đối với Đông Á và đảm bảo với các đồng minh Mỹ sẽ cam kết lâu dài với khu vực này.
Tuy nhiên, chính sách đó đã thất bại vì gây nghi ngờ và những chỉ trích trong khu vực, trong đó đặc biệt Trung Quốc ngày càng nhận thức rõ Mỹ sẽ không ủng hộ sự phát triển của họ.
Do đó, theo các chuyên gia, trong nhiệm kỳ hai, chính quyền Obama cần có một chiến lược đoàn kết và gắn bó hơn với Trung Quốc dưới sự điều phối của một quan chức cấp cao am hiểu về châu Á và tôn trọng Trung Quốc như cựu Ngoại trưởng Mỹ Henry Kissinger.
Các chuyên gia cũng cho rằng hai nước cần tổ chức các cuộc đối thoại quân sự và ngoại giao cấp cao thường xuyên, tiếp xúc nhiều hơn giữa các nhà lãnh đạo. Mặc dù Mỹ và Trung Quốc đang xuất hiện sự cạnh tranh quyết liệt, nhưng xây dựng mối quan hệ tốt hơn giữa hai nước sẽ là cơ sở để tạo ra sự ổn định khắp khu vực châu Á-Thái Bình Dương./.
Trong kỷ nguyên mà ảnh hưởng của Trung Quốc ngày càng tăng, chính sách trở lại châu Á của Mỹ cũng nhằm trấn an các nước Đông Nam Á là Nhật Bản và Hàn Quốc rằng Mỹ cam kết lâu dài với khu vực.
Tuy nhiên, khi các chương trình cắt giảm ngân sách được thực hiện và thậm chí Ngoại trưởng John Kerry công khai bày tỏ nghi ngờ đối với các mục tiêu của chính sách "trở lại châu Á," các nhà phân tích có lý do để tin rằng chính sách "trở lại châu Á" có thể lặng lẽ rơi vào “đêm tối.”
[Mỹ ưu tiên duy trì quan hệ với đồng minh châu Âu]
Người Trung Quốc đang dựa vào những phát biểu của ông Kerry để khẳng định chính sách "trở lại châu Á" sẽ không có nhiều tác dụng. Thậm chí, Bộ trưởng Quốc phòng Chuck Hagel muốn đánh giá lại chiến lược để phù hợp các thực tiễn ngân sách hiện nay.
Dù chưa bao giờ công khai tuyên bố, nhưng việc chính quyền Obama chuyển hướng sang châu Á luôn bị Bắc Kinh coi là nhằm mục đích chống lại sự trỗi dậy của Trung Quốc.
Cựu Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ phụ trách khu vực Đông Á và cũng là kiến trúc sư chính của chính sách "trở lại châu Á," ông Kurt Campbell, gần đây cho biết các nước châu Á đang tìm kiếm các mối quan hệ tốt hơn với cả Mỹ và Trung Quốc.
Điều này có nghĩa là bất cứ Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) nào cũng sẽ không tách các nước Đông Nam Á khỏi ảnh hưởng kinh tế của Trung Quốc. Những nước này sẽ tìm kiếm các thỏa thuận riêng với Trung Quốc.
Chính quyền Mỹ không thể không đầu tư quân sự vào Đông Á - nơi có các nước năng động nhất thế giới hiện nay. Tuy nhiên, Mỹ cũng không thể tiếp tục coi Trung Quốc như một cường quốc đang nổi lên tạm thời để đối phó bằng các chiến lược ngăn chặn truyền thống.
Chính sách "trở lại châu Á" của Mỹ đã thành công trong việc thể hiện sự quan tâm của Mỹ đối với Đông Á và đảm bảo với các đồng minh Mỹ sẽ cam kết lâu dài với khu vực này.
Tuy nhiên, chính sách đó đã thất bại vì gây nghi ngờ và những chỉ trích trong khu vực, trong đó đặc biệt Trung Quốc ngày càng nhận thức rõ Mỹ sẽ không ủng hộ sự phát triển của họ.
Do đó, theo các chuyên gia, trong nhiệm kỳ hai, chính quyền Obama cần có một chiến lược đoàn kết và gắn bó hơn với Trung Quốc dưới sự điều phối của một quan chức cấp cao am hiểu về châu Á và tôn trọng Trung Quốc như cựu Ngoại trưởng Mỹ Henry Kissinger.
Các chuyên gia cũng cho rằng hai nước cần tổ chức các cuộc đối thoại quân sự và ngoại giao cấp cao thường xuyên, tiếp xúc nhiều hơn giữa các nhà lãnh đạo. Mặc dù Mỹ và Trung Quốc đang xuất hiện sự cạnh tranh quyết liệt, nhưng xây dựng mối quan hệ tốt hơn giữa hai nước sẽ là cơ sở để tạo ra sự ổn định khắp khu vực châu Á-Thái Bình Dương./.
(Vietnam+)