Ngày 6/5, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội phối hợp với Viện Friedrich Ebert Stiftung (FES - Đức) đã tổ chức hội thảo “An sinh xã hội và chế độ thai sản cho người lao động nữ: Luật pháp và các bài học thực tiễn trong ASEAN”.
[Bảo vệ quyền của lao động nữ đi làm ở nước ngoài]
Tại hội thảo, đại diện các nước trong khu vực ASEAN đã trao đổi, thảo luận về lồng ghép giới vào an sinh xã hội và chia sẻ kinh nghiệm liên quan tới các chính sách, biện pháp bảo vệ thai sản cho người lao động nữ.
Đánh giá về các chính sách an sinh xã hội của Việt Nam, ông Erwin Schweisshelm, Trưởng đại diện Viện FES tại Việt Nam cho rằng các chính sách cho lao động nữ của Việt Nam tương đối đầy đủ và tốt nhưng Việt Nam còn thiếu lực lượng giám sát các chính sách để làm sao có thể thực hiện tốt chính sách này.
Bên cạnh đó, theo ông Erwin Schweisshelm, độ bao phủ của chính sách pháp luật cũng đang là vấn đề cần xem xét ở Việt Nam khi mà hiện nay đối tượng được hưởng chính sách chủ yếu chỉ trong khu vực lao động chính thức (lao động có ký kết hợp đồng lao động), còn khu vực lao động phi chính thức (lao động tự do) vẫn còn đang bỏ ngỏ, vì vậy, cần có chính sách bảo vệ nhóm đối tượng này.
Các chuyên gia cho rằng, không chỉ Việt Nam mà ở các nước trong khu vực ASEAN, mặc dù có rất nhiều cam kết được đưa ra nhằm tăng cường an sinh xã hội, song các vấn đề liên quan tới việc làm cho nhóm yếu thế, đặc biệt cho lao động nữ vẫn đang là vấn đề nổi cộm. Tỷ lệ lao động nữ tham gia vào lực lượng lao động trong ASEAN hiện thấp hơn nam giới, lao động nữ thường bị trả lương thấp hơn so với với lao động nam.
Ngoài ra, lao động nữ còn phải đối mặt với nhiều rào cản hơn khi tham gia lực lượng lao động so với nam giới, chẳng hạn như họ phải nghỉ để sinh con và chăm sóc con nhỏ, hoặc tham gia vào công việc gia đình mà không có thù lao. Những điều này đã tạo ra khó khăn cho lao động nữ trong việc được hưởng các chế độ an sinh xã hội.
Phát biểu tại hội thảo, Thứ trưởng Nguyễn Thanh Hòa nhấn mạnh: Việt Nam đang đẩy mạnh các chính sách an sinh xã hội cho lao động nữ. Chế độ thai sản tại nơi làm việc nhằm đảm bảo các quyền cơ bản cho lao động nữ như nghỉ thai sản, các lợi ích tiền mặt, chăm sóc sức khỏe, chống lại sự kỳ thị và bị sa thải…
Đối với vấn đề lao động nữ di cư, Thứ trưởng Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội, Nguyễn Thanh Hòa nói: “Lao động nữ không chỉ phải đối mặt với các rào cản khi làm việc trong nước, lao động nữ di cư trong khu vực cũng gặp không ít khó khăn. Do vậy, các nước trong khu vực cần đưa ra các chính sách nhằm tăng cường an sinh xã hội cho lao động nữ di cư thông qua việc thúc đẩy các hiệp định giữa các nước thành viên nhằm đảm bảo cho người lao động nữ di cư và gia đình họ tiếp cận được các chương trình tại nước tiếp nhận.”/.
[Bảo vệ quyền của lao động nữ đi làm ở nước ngoài]
Tại hội thảo, đại diện các nước trong khu vực ASEAN đã trao đổi, thảo luận về lồng ghép giới vào an sinh xã hội và chia sẻ kinh nghiệm liên quan tới các chính sách, biện pháp bảo vệ thai sản cho người lao động nữ.
Đánh giá về các chính sách an sinh xã hội của Việt Nam, ông Erwin Schweisshelm, Trưởng đại diện Viện FES tại Việt Nam cho rằng các chính sách cho lao động nữ của Việt Nam tương đối đầy đủ và tốt nhưng Việt Nam còn thiếu lực lượng giám sát các chính sách để làm sao có thể thực hiện tốt chính sách này.
Bên cạnh đó, theo ông Erwin Schweisshelm, độ bao phủ của chính sách pháp luật cũng đang là vấn đề cần xem xét ở Việt Nam khi mà hiện nay đối tượng được hưởng chính sách chủ yếu chỉ trong khu vực lao động chính thức (lao động có ký kết hợp đồng lao động), còn khu vực lao động phi chính thức (lao động tự do) vẫn còn đang bỏ ngỏ, vì vậy, cần có chính sách bảo vệ nhóm đối tượng này.
Các chuyên gia cho rằng, không chỉ Việt Nam mà ở các nước trong khu vực ASEAN, mặc dù có rất nhiều cam kết được đưa ra nhằm tăng cường an sinh xã hội, song các vấn đề liên quan tới việc làm cho nhóm yếu thế, đặc biệt cho lao động nữ vẫn đang là vấn đề nổi cộm. Tỷ lệ lao động nữ tham gia vào lực lượng lao động trong ASEAN hiện thấp hơn nam giới, lao động nữ thường bị trả lương thấp hơn so với với lao động nam.
Ngoài ra, lao động nữ còn phải đối mặt với nhiều rào cản hơn khi tham gia lực lượng lao động so với nam giới, chẳng hạn như họ phải nghỉ để sinh con và chăm sóc con nhỏ, hoặc tham gia vào công việc gia đình mà không có thù lao. Những điều này đã tạo ra khó khăn cho lao động nữ trong việc được hưởng các chế độ an sinh xã hội.
Phát biểu tại hội thảo, Thứ trưởng Nguyễn Thanh Hòa nhấn mạnh: Việt Nam đang đẩy mạnh các chính sách an sinh xã hội cho lao động nữ. Chế độ thai sản tại nơi làm việc nhằm đảm bảo các quyền cơ bản cho lao động nữ như nghỉ thai sản, các lợi ích tiền mặt, chăm sóc sức khỏe, chống lại sự kỳ thị và bị sa thải…
Đối với vấn đề lao động nữ di cư, Thứ trưởng Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội, Nguyễn Thanh Hòa nói: “Lao động nữ không chỉ phải đối mặt với các rào cản khi làm việc trong nước, lao động nữ di cư trong khu vực cũng gặp không ít khó khăn. Do vậy, các nước trong khu vực cần đưa ra các chính sách nhằm tăng cường an sinh xã hội cho lao động nữ di cư thông qua việc thúc đẩy các hiệp định giữa các nước thành viên nhằm đảm bảo cho người lao động nữ di cư và gia đình họ tiếp cận được các chương trình tại nước tiếp nhận.”/.
Hồng Kiều (Vietnam+)