Ngày 11/3, nhà chức trách Tajikistan đã cho phép các nhà cung cấp dịch vụ Internet mở cửa truy cập vào mạng xã hội Facebook, sau khi nhiều tổ chức quốc tế lên tiếng phản đối quyết liệt trước động thái cấm đoán của chính phủ nước này.
Phát ngôn viên của một hãng dịch vụ mạng cho biết: “Vâng, chúng tôi đã được mở truy cập trở lại đối với Facebook, nhưng chẳng rõ tình trạng này sẽ được duy trì tới bao giờ. Nếu tiếp tục nhận được yêu cầu đóng cửa, thì chúng tôi sẽ lại phải tuân theo mà thôi.”
Cách đây một tuần, giới chức Tajikistan đã ra lệnh cho các nhà cung cấp dịch vụ Internet phải “khóa” đường vào Facebook và một số trang thông tin độc lập khác, gồm có trang tiếng Nga www.zvezda.ru.
Lệnh cấm nói trên khiến cho gần 30.000 thành viên Facebook ở Tajikistan không thể kết nối vào trang mạng xã hội lớn nhất thế giới nữa.
Lập tức, Tổ chức An ninh và Hợp tác Châu Âu cùng tổ chức Phóng viên Không biên giới đã lên tiếng phản ứng dữ dội trước động thái của nhà chức trách Tajikistan.
Được biết, những website bị khóa truy cập thường đăng tải các nội dung chỉ trích chế độ cứng rắn mà Tổng thống Emomali Rakhmon của Tajikistan duy trì từ năm 1992 tới nay.
Giới quan sát lo ngại rằng các động thái “dập” Internet của chính quyền Tajikistan sẽ còn tiếp diễn, trong bối cảnh nước này sắp tổ chức bầu cử Tổng thống vào năm tới./.
Phát ngôn viên của một hãng dịch vụ mạng cho biết: “Vâng, chúng tôi đã được mở truy cập trở lại đối với Facebook, nhưng chẳng rõ tình trạng này sẽ được duy trì tới bao giờ. Nếu tiếp tục nhận được yêu cầu đóng cửa, thì chúng tôi sẽ lại phải tuân theo mà thôi.”
Cách đây một tuần, giới chức Tajikistan đã ra lệnh cho các nhà cung cấp dịch vụ Internet phải “khóa” đường vào Facebook và một số trang thông tin độc lập khác, gồm có trang tiếng Nga www.zvezda.ru.
Lệnh cấm nói trên khiến cho gần 30.000 thành viên Facebook ở Tajikistan không thể kết nối vào trang mạng xã hội lớn nhất thế giới nữa.
Lập tức, Tổ chức An ninh và Hợp tác Châu Âu cùng tổ chức Phóng viên Không biên giới đã lên tiếng phản ứng dữ dội trước động thái của nhà chức trách Tajikistan.
Được biết, những website bị khóa truy cập thường đăng tải các nội dung chỉ trích chế độ cứng rắn mà Tổng thống Emomali Rakhmon của Tajikistan duy trì từ năm 1992 tới nay.
Giới quan sát lo ngại rằng các động thái “dập” Internet của chính quyền Tajikistan sẽ còn tiếp diễn, trong bối cảnh nước này sắp tổ chức bầu cử Tổng thống vào năm tới./.
Văn Hưng (Vietnam+)