Tiếp tục chỉnh lý, bổ sung và hoàn thiện dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992, ngày 28/8, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Ủy ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 đã tổ chức buổi tọa đàm khoa học về chế định chính quyền địa phương trong dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 với sự tham dự của nhiều chuyên gia lập pháp, nhà nghiên cứu khoa học pháp lý trong nước.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng, Chủ tịch Ủy ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 chủ trì buổi tọa đàm.
Cùng dự có ông Lê Thanh Hải, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh; Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu, Phó Chủ tịch Ủy ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992; đại diện lãnh đạo một số Bộ, ngành, tỉnh, thành phố trong cả nước.
Phát biểu khai mạc buổi tọa đàm quan trọng này, Chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch Ủy ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 Nguyễn Sinh Hùng nhấn mạnh, chế định chính quyền địa phương là một trong những nội dung quan trọng nhất và cũng là khó nhất trong tiến trình sửa đổi Hiến pháp 1992. Đây cũng là nội dung có vị trí hết sức quan trọng trong các bản Hiến pháp ở nước ta, từ Hiến pháp 1946, 1959, 1980 và đến Hiến pháp 1992. Trong nhiều năm nay, khi bàn về đổi mới tổ chức bộ máy Nhà nước, vấn đề này luôn được quan tâm đặc biệt.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng nêu rõ, Ủy ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 tổ chức buổi tọa đàm quan trọng này để lắng nghe ý kiến, kiến nghị, đề xuất của các cơ quan, tổ chức hữu quan, các chuyên gia, các nhà khoa học về vấn đề này. Trên cơ sở đó, đóng góp nhiều cơ sở lý luận và thực tiễn cho việc hoàn thiện chế định chính quyền địa phương trong dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992.
Đề cập đến mục tiêu xây dựng Nhà nước pháp quyền, một Nhà nước của dân, do dân và vì dân; mọi quyền lực Nhà nước thuộc về nhân dân, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng nêu rõ, định hướng này luôn được Đảng, Nhà nước ta xác định và quán triệt xuyên suốt trong quá trình xây dựng chính quyền nhân dân. Đây cũng là nguyên tắc cơ bản được xác định trong quá trình sửa đổi Hiến pháp 1992.
Vì vậy, việc sửa đổi chế định chính quyền địa phương phải đảm bảo kế thừa tinh hoa trí tuệ của nhân loại trong lịch sử xây dựng và phát triển các mô hình Nhà nước; nhất là các bản Hiến pháp của các nước xã hội chủ nghĩa, đồng thời kế thừa thành tựu trong xây dựng bộ máy Nhà nước ta từ khi thành lập đến nay. Sửa đổi, bổ sung chế định chính quyền địa phương cũng là đòi hỏi tất yếu, phù hợp với tình hình thực tiễn phát triển kinh tế-xã hội và bảo vệ Tổ quốc trong thời kỳ mới.
Các nội dung cần nghiên cứu, sửa đổi chế định này liên quan đến mô hình tổ chức chính quyền địa phương và mô hình đơn vị hành chính. Theo đó, có chính quyền đô thị và chính quyền nông thôn. Một yêu cầu nữa trong nghiên cứu chế định chính quyền địa phương là tính khoa học, hiện đại, có sức mạnh, chất lượng, đảm bảo gắn kết giữa chính quyền với cơ sở và nhân dân, sao cho gần dân hơn, hiểu dân hơn và qua bộ máy Nhà nước, người dân thể hiện được quyền làm chủ của mình - Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng nhấn mạnh.
Theo Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội, Trưởng ban Biên tập dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992, ông Phan Trung Lý, trong quá trình tiếp thu, chỉnh lý dự thảo, có 3 loại ý kiến của đại biểu Quốc hội về đơn vị hành chính. Theo đó, có loại ý kiến đề nghị giữ quy định về đơn vị hành chính như hiện nay để tránh xáo trộn bộ máy Nhà nước.
Loại ý kiến thứ 2 đồng tình với việc bảo đảm tính ổn định của bộ máy Nhà nước nhưng cần có sự đổi mới mang tính đột phá về chính quyền địa phương theo hướng chỉ tổ chức 2 đơn vị hành chính, gồm tỉnh và dưới tỉnh để giảm bớt sự cồng kềnh của bộ máy Nhà nước, giảm khâu trung gian, nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước. Loại ý kiến thứ 3 đề nghị đa dạng hóa việc chia đơn vị hành chính lãnh thổ để làm căn cứ hiến định cho việc đa dạng hóa mô hình tổ chức chính quyền địa phương.
Về tổ chức chính quyền địa phương, quá trình chỉnh lý, tiếp thu cũng có 3 loại ý kiến. Ý kiến cho rằng chính quyền địa phương luôn gắn với đơn vị hành chính. Cũng có ý kiến đề nghị không đồng nhất đơn vị hành chính với chính quyền địa phương. Loại ý kiến thứ 3 đề nghị đa dạng hóa mô hình tổ chức địa phương ở đô thị, nông thôn hải đảo theo chủ trương của Đảng.
Trong thời gian một ngày làm việc, các đại biểu sẽ trao đổi cởi mở về các nội dung: Đề án tổ chức chính quyền đô thị Thành phố Hồ Chí Minh; đề xuất của Chính phủ về Chương chính quyền địa phương trong dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992; mô hình tổ chức chính quyền địa phương và nghiên cứu thành lập mô hình đơn vị hành chính-kinh tế đặc biệt cùng nhiều tham luận của đại diện các bộ, ngành và địa phương trong cả nước.
Buổi tọa đàm cũng là dịp để các chuyên gia pháp lý, các nhà nghiên cứu, nhà quản lý trao đổi, chia sẻ quan điểm về kết quả bước đầu của việc thí điểm không tổ chức mô hình Hội đồng Nhân dân ở cấp quận, huyện, phường với yêu cầu khách quan của một đô thị đặc biệt tại Thành phố Hồ Chí Minh; quan điểm xây dựng mô hình chính quyền đặc khu hành chính kinh tế đặc biệt./.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng, Chủ tịch Ủy ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 chủ trì buổi tọa đàm.
Cùng dự có ông Lê Thanh Hải, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh; Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu, Phó Chủ tịch Ủy ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992; đại diện lãnh đạo một số Bộ, ngành, tỉnh, thành phố trong cả nước.
Phát biểu khai mạc buổi tọa đàm quan trọng này, Chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch Ủy ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 Nguyễn Sinh Hùng nhấn mạnh, chế định chính quyền địa phương là một trong những nội dung quan trọng nhất và cũng là khó nhất trong tiến trình sửa đổi Hiến pháp 1992. Đây cũng là nội dung có vị trí hết sức quan trọng trong các bản Hiến pháp ở nước ta, từ Hiến pháp 1946, 1959, 1980 và đến Hiến pháp 1992. Trong nhiều năm nay, khi bàn về đổi mới tổ chức bộ máy Nhà nước, vấn đề này luôn được quan tâm đặc biệt.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng nêu rõ, Ủy ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 tổ chức buổi tọa đàm quan trọng này để lắng nghe ý kiến, kiến nghị, đề xuất của các cơ quan, tổ chức hữu quan, các chuyên gia, các nhà khoa học về vấn đề này. Trên cơ sở đó, đóng góp nhiều cơ sở lý luận và thực tiễn cho việc hoàn thiện chế định chính quyền địa phương trong dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992.
Đề cập đến mục tiêu xây dựng Nhà nước pháp quyền, một Nhà nước của dân, do dân và vì dân; mọi quyền lực Nhà nước thuộc về nhân dân, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng nêu rõ, định hướng này luôn được Đảng, Nhà nước ta xác định và quán triệt xuyên suốt trong quá trình xây dựng chính quyền nhân dân. Đây cũng là nguyên tắc cơ bản được xác định trong quá trình sửa đổi Hiến pháp 1992.
Vì vậy, việc sửa đổi chế định chính quyền địa phương phải đảm bảo kế thừa tinh hoa trí tuệ của nhân loại trong lịch sử xây dựng và phát triển các mô hình Nhà nước; nhất là các bản Hiến pháp của các nước xã hội chủ nghĩa, đồng thời kế thừa thành tựu trong xây dựng bộ máy Nhà nước ta từ khi thành lập đến nay. Sửa đổi, bổ sung chế định chính quyền địa phương cũng là đòi hỏi tất yếu, phù hợp với tình hình thực tiễn phát triển kinh tế-xã hội và bảo vệ Tổ quốc trong thời kỳ mới.
Các nội dung cần nghiên cứu, sửa đổi chế định này liên quan đến mô hình tổ chức chính quyền địa phương và mô hình đơn vị hành chính. Theo đó, có chính quyền đô thị và chính quyền nông thôn. Một yêu cầu nữa trong nghiên cứu chế định chính quyền địa phương là tính khoa học, hiện đại, có sức mạnh, chất lượng, đảm bảo gắn kết giữa chính quyền với cơ sở và nhân dân, sao cho gần dân hơn, hiểu dân hơn và qua bộ máy Nhà nước, người dân thể hiện được quyền làm chủ của mình - Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng nhấn mạnh.
Theo Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội, Trưởng ban Biên tập dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992, ông Phan Trung Lý, trong quá trình tiếp thu, chỉnh lý dự thảo, có 3 loại ý kiến của đại biểu Quốc hội về đơn vị hành chính. Theo đó, có loại ý kiến đề nghị giữ quy định về đơn vị hành chính như hiện nay để tránh xáo trộn bộ máy Nhà nước.
Loại ý kiến thứ 2 đồng tình với việc bảo đảm tính ổn định của bộ máy Nhà nước nhưng cần có sự đổi mới mang tính đột phá về chính quyền địa phương theo hướng chỉ tổ chức 2 đơn vị hành chính, gồm tỉnh và dưới tỉnh để giảm bớt sự cồng kềnh của bộ máy Nhà nước, giảm khâu trung gian, nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước. Loại ý kiến thứ 3 đề nghị đa dạng hóa việc chia đơn vị hành chính lãnh thổ để làm căn cứ hiến định cho việc đa dạng hóa mô hình tổ chức chính quyền địa phương.
Về tổ chức chính quyền địa phương, quá trình chỉnh lý, tiếp thu cũng có 3 loại ý kiến. Ý kiến cho rằng chính quyền địa phương luôn gắn với đơn vị hành chính. Cũng có ý kiến đề nghị không đồng nhất đơn vị hành chính với chính quyền địa phương. Loại ý kiến thứ 3 đề nghị đa dạng hóa mô hình tổ chức địa phương ở đô thị, nông thôn hải đảo theo chủ trương của Đảng.
Trong thời gian một ngày làm việc, các đại biểu sẽ trao đổi cởi mở về các nội dung: Đề án tổ chức chính quyền đô thị Thành phố Hồ Chí Minh; đề xuất của Chính phủ về Chương chính quyền địa phương trong dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992; mô hình tổ chức chính quyền địa phương và nghiên cứu thành lập mô hình đơn vị hành chính-kinh tế đặc biệt cùng nhiều tham luận của đại diện các bộ, ngành và địa phương trong cả nước.
Buổi tọa đàm cũng là dịp để các chuyên gia pháp lý, các nhà nghiên cứu, nhà quản lý trao đổi, chia sẻ quan điểm về kết quả bước đầu của việc thí điểm không tổ chức mô hình Hội đồng Nhân dân ở cấp quận, huyện, phường với yêu cầu khách quan của một đô thị đặc biệt tại Thành phố Hồ Chí Minh; quan điểm xây dựng mô hình chính quyền đặc khu hành chính kinh tế đặc biệt./.
Quang Vũ (TTXVN)