Phó Thủ tướng Thái Lan phụ trách an ninh, ông Suthep Thaugsuban ngày 18/6 đã bác bỏ một đề nghị của phe đối lập về việc dỡ bỏ tình trạng khẩn cấp trước thềm cuộc bầu cử giữa kỳ ở thủ đô Bangkok vào ngày 25/7 tới.
Như vậy, lệnh này nhiều khả năng sẽ được kéo dài sau khi hết hiệu lực vào ngày 7/7.
Phát biểu với báo giới, ông Suthep khẳng định yêu cầu trên không thể được chấp nhận. Theo ông, trong vài tuần qua, cuộc bầu cử địa phương ở Bangkok đã được tổ chức và vẫn diễn ra bình thường trong bối cảnh duy trì tình trạng khẩn cấp.
Tình trạng khẩn cấp đã được áp đặt tại Bangkok từ ngày 7/4 và hiện đã được mở rộng với 1/3 số tỉnh, thành ở Thái Lan. Tháng Bảy tới, Nội các sẽ quyết định có kéo dài lệnh này hay không.
Cùng ngày, tại cuộc họp các nhà đầu tư nước ngoài, Thủ tướng Thái Lan Abhisit Vejjajiva đã giải thích rằng việc áp đặt tình trạng khẩn cấp là nhằm đảm bảo không tái diễn bạo lực, đồng thời khẳng định lệnh này "không làm ảnh hưởng tới các nhà đầu tư nước ngoài và không vi phạm nhân quyền".
Thủ tướng cũng cho biết thêm rằng chính phủ luôn nỗ lực hết mình để đảm bảo sự liên tục và an toàn cho công việc kinh doanh và đầu tư nước ngoài tại Thái Lan.
Trong một diễn biến khác, Phòng điều tra đặc biệt (DSI) thuộc Bộ Tư pháp Thái Lan ngày 18/6 đã kiến nghị Tòa án Tội phạm ra lệnh bắt giam lại hai nghị sỹ của đảng đối lập Puea Thai (Vì nước Thái) với cáo buộc khủng bố.
Hai nghị sỹ trên là ông Jatuporn Prompan và ông Karun Hosakul, những thủ lĩnh chủ chốt của phong trào "áo đỏ" chống chính phủ. Trước đó, tòa đã chấp nhận cho họ tại ngoại sau khi mỗi người nộp một triệu bạt (tương đương 30.883 USD) tiền bảo lãnh.
DSI phản đối quyết định của tòa vì nghị sỹ Jatuporn bị cáo buộc điều khiển những người ủng hộ "áo đỏ" gây áp lực và cản trở các quan chức chính quyền trong quá trình di chuyển 11 nghi can "áo đỏ" từ căn cứ cảnh sát tuần tra biên giới Naresuan ở tỉnh miền Trung Phetchaburi tới nhà tù ở Bangkok hôm 15/6.
Các nghi can này cùng với hai nghị sỹ trên, bị cáo buộc khủng bố liên quan tới các cuộc biểu tình chống chính phủ tại Bangkok từ 12/3-19/5 vừa qua.
Trong khi đó, đảng Puea Thai đã gửi một đơn kiện lên lực lượng cảnh sát phòng chống tội phạm Thái Lan, cáo buộc Ngoại trưởng nước này Kasit Piromya xúc phạm Hoàng gia.
Người phát ngôn Puea Thai cho biết cũng đã chuyển cho cảnh sát nhiều "chứng cứ rõ ràng", như băng ghi âm bài phát biểu của Ngoại trưởng Kasit tại Mỹ hồi tháng Tư, có nội dung ủng hộ cải cách chế độ quân chủ.
Theo luật pháp Thái Lan, cảnh sát có nhiệm vụ điều tra nếu nhận được thông tin cáo buộc hành vi xúc phạm Hoàng gia./.
Như vậy, lệnh này nhiều khả năng sẽ được kéo dài sau khi hết hiệu lực vào ngày 7/7.
Phát biểu với báo giới, ông Suthep khẳng định yêu cầu trên không thể được chấp nhận. Theo ông, trong vài tuần qua, cuộc bầu cử địa phương ở Bangkok đã được tổ chức và vẫn diễn ra bình thường trong bối cảnh duy trì tình trạng khẩn cấp.
Tình trạng khẩn cấp đã được áp đặt tại Bangkok từ ngày 7/4 và hiện đã được mở rộng với 1/3 số tỉnh, thành ở Thái Lan. Tháng Bảy tới, Nội các sẽ quyết định có kéo dài lệnh này hay không.
Cùng ngày, tại cuộc họp các nhà đầu tư nước ngoài, Thủ tướng Thái Lan Abhisit Vejjajiva đã giải thích rằng việc áp đặt tình trạng khẩn cấp là nhằm đảm bảo không tái diễn bạo lực, đồng thời khẳng định lệnh này "không làm ảnh hưởng tới các nhà đầu tư nước ngoài và không vi phạm nhân quyền".
Thủ tướng cũng cho biết thêm rằng chính phủ luôn nỗ lực hết mình để đảm bảo sự liên tục và an toàn cho công việc kinh doanh và đầu tư nước ngoài tại Thái Lan.
Trong một diễn biến khác, Phòng điều tra đặc biệt (DSI) thuộc Bộ Tư pháp Thái Lan ngày 18/6 đã kiến nghị Tòa án Tội phạm ra lệnh bắt giam lại hai nghị sỹ của đảng đối lập Puea Thai (Vì nước Thái) với cáo buộc khủng bố.
Hai nghị sỹ trên là ông Jatuporn Prompan và ông Karun Hosakul, những thủ lĩnh chủ chốt của phong trào "áo đỏ" chống chính phủ. Trước đó, tòa đã chấp nhận cho họ tại ngoại sau khi mỗi người nộp một triệu bạt (tương đương 30.883 USD) tiền bảo lãnh.
DSI phản đối quyết định của tòa vì nghị sỹ Jatuporn bị cáo buộc điều khiển những người ủng hộ "áo đỏ" gây áp lực và cản trở các quan chức chính quyền trong quá trình di chuyển 11 nghi can "áo đỏ" từ căn cứ cảnh sát tuần tra biên giới Naresuan ở tỉnh miền Trung Phetchaburi tới nhà tù ở Bangkok hôm 15/6.
Các nghi can này cùng với hai nghị sỹ trên, bị cáo buộc khủng bố liên quan tới các cuộc biểu tình chống chính phủ tại Bangkok từ 12/3-19/5 vừa qua.
Trong khi đó, đảng Puea Thai đã gửi một đơn kiện lên lực lượng cảnh sát phòng chống tội phạm Thái Lan, cáo buộc Ngoại trưởng nước này Kasit Piromya xúc phạm Hoàng gia.
Người phát ngôn Puea Thai cho biết cũng đã chuyển cho cảnh sát nhiều "chứng cứ rõ ràng", như băng ghi âm bài phát biểu của Ngoại trưởng Kasit tại Mỹ hồi tháng Tư, có nội dung ủng hộ cải cách chế độ quân chủ.
Theo luật pháp Thái Lan, cảnh sát có nhiệm vụ điều tra nếu nhận được thông tin cáo buộc hành vi xúc phạm Hoàng gia./.
(TTXVN/Vietnam+)