Chính phủ liên minh do đảng Dân chủ-Tự do (DLP) đứng đầu ở Rumani ngày 16/3 đã vượt qua cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm liên quan đến luật lao động mới vừa được chính phủ đưa ra.
Tại cuộc bỏ phiếu này, các nghị sỹ đã bác bỏ bản kiến nghị của phe đối lập về phản đối luật lao động mới. Đây là cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm lần thứ 5 đối với chính phủ của Thủ tướng Emil Boc trong chưa đầy một năm qua.
Thắng lợi trên đã mở đường để Chính phủ Rumani tiếp tục đẩy mạnh các chương trình cải cách nhằm nhận được số tiền còn lại trong gói cứu trợ mà Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), Liên minh châu Âu (EU) và Ngân hàng Thế giới (WB) dành cho nước này để đối phó với tình trạng suy giảm kinh tế.
Luật lao động mới được chính phủ đưa ra nhằm tạo việc làm, tăng tính cạnh tranh và thu hút đầu tư nước ngoài.
Rumani là quốc gia nghèo thứ hai trong EU và chịu ảnh hưởng nặng nề từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu vừa qua. Để tránh nguy cơ vỡ nợ, Chính phủ của Thủ tướng Boc buộc phải thắt chặt chi tiêu và tiến hành cải cách để nhận được sự trợ giúp của các thể chế tài chính quốc tế.
Tuy nhiên, chính sách "thắt lưng buộc bụng" đã khiến uy tín của DLP giảm mạnh với tỷ lệ cử tri ủng hộ hiện chỉ còn 16%, giảm 1/2 so với trong cuộcbầu cử năm 2008 và có nguy cơ thất bại trong cuộc tổng tuyển cử dự kiến vào năm 2012 tới./.
Tại cuộc bỏ phiếu này, các nghị sỹ đã bác bỏ bản kiến nghị của phe đối lập về phản đối luật lao động mới. Đây là cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm lần thứ 5 đối với chính phủ của Thủ tướng Emil Boc trong chưa đầy một năm qua.
Thắng lợi trên đã mở đường để Chính phủ Rumani tiếp tục đẩy mạnh các chương trình cải cách nhằm nhận được số tiền còn lại trong gói cứu trợ mà Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), Liên minh châu Âu (EU) và Ngân hàng Thế giới (WB) dành cho nước này để đối phó với tình trạng suy giảm kinh tế.
Luật lao động mới được chính phủ đưa ra nhằm tạo việc làm, tăng tính cạnh tranh và thu hút đầu tư nước ngoài.
Rumani là quốc gia nghèo thứ hai trong EU và chịu ảnh hưởng nặng nề từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu vừa qua. Để tránh nguy cơ vỡ nợ, Chính phủ của Thủ tướng Boc buộc phải thắt chặt chi tiêu và tiến hành cải cách để nhận được sự trợ giúp của các thể chế tài chính quốc tế.
Tuy nhiên, chính sách "thắt lưng buộc bụng" đã khiến uy tín của DLP giảm mạnh với tỷ lệ cử tri ủng hộ hiện chỉ còn 16%, giảm 1/2 so với trong cuộcbầu cử năm 2008 và có nguy cơ thất bại trong cuộc tổng tuyển cử dự kiến vào năm 2012 tới./.
(TTXVN/Vietnam+)