Cục Nghề cá và Nguồn lợi Thủy sản Philippines (BFAR) đã cấm xuất khẩu cá chình giống, hoặc cá chình con - một món ăn ẩm thực châu Á, để ngăn chặn sự suy giảm nhanh chóng trong quần thể cá chình (có tên khoa học là Cestraeus Plicatilis).
Lệnh cấm xuất khẩu được áp dụng theo đề nghị của văn phòng BFAR ở Cagayan, viện dẫn sự khai thác loại cá này quá mức, phổ biến và không ngừng trong thời gian gần đây.
BFAR cho biết, giá cá chình, mặt hàng chủ lực của ngư dân, lên quá cao do sự sụt giảm khai thác tại các thị trấn ven biển vùng Cagayan. Năm ngoái, giá 1kg cá chình con là 2.500 peso (59 USD), nhưng kể từ đầu năm nay đã tăng lên 17.000-28.000 peso (400-660 USD).
Cá chình con, hoặc cá giống, trong mờ và có kích thước không lớn hơn 2cm. Người địa phương gọi loại cá này là dalara, và được đánh bắt ở bờ sông và bờ biển bằng việc sử dụng lưới tập hợp và lưới đẩy. Sau đó chúng được chuyển đến Manila để xuất khẩu sang các nước châu Á khác.
BFAR sẽ đề xuất với chính quyền địa phương bảo vệ cá chình và các loài hải sản địa phương khác trong khu vực.
Ngày 10/4, Bộ trưởng Nông nghiệp Philippines Proceso Alcala đã phê duyệt Chỉ thị Quản lý Nghề cá (FAO) số 242 về cấm xuất khẩu cá chình. Theo đó, FAO đưa ra mức phạt tám năm tù giam, tịch thu sản phẩm khai thác hoặc phạt tiền gấp đôi giá trị xuất khẩu, và thu hồi giấy phép đánh bắt cá và/hoặc giấy phép xuất khẩu của những người vi phạm./.
Lệnh cấm xuất khẩu được áp dụng theo đề nghị của văn phòng BFAR ở Cagayan, viện dẫn sự khai thác loại cá này quá mức, phổ biến và không ngừng trong thời gian gần đây.
BFAR cho biết, giá cá chình, mặt hàng chủ lực của ngư dân, lên quá cao do sự sụt giảm khai thác tại các thị trấn ven biển vùng Cagayan. Năm ngoái, giá 1kg cá chình con là 2.500 peso (59 USD), nhưng kể từ đầu năm nay đã tăng lên 17.000-28.000 peso (400-660 USD).
Cá chình con, hoặc cá giống, trong mờ và có kích thước không lớn hơn 2cm. Người địa phương gọi loại cá này là dalara, và được đánh bắt ở bờ sông và bờ biển bằng việc sử dụng lưới tập hợp và lưới đẩy. Sau đó chúng được chuyển đến Manila để xuất khẩu sang các nước châu Á khác.
BFAR sẽ đề xuất với chính quyền địa phương bảo vệ cá chình và các loài hải sản địa phương khác trong khu vực.
Ngày 10/4, Bộ trưởng Nông nghiệp Philippines Proceso Alcala đã phê duyệt Chỉ thị Quản lý Nghề cá (FAO) số 242 về cấm xuất khẩu cá chình. Theo đó, FAO đưa ra mức phạt tám năm tù giam, tịch thu sản phẩm khai thác hoặc phạt tiền gấp đôi giá trị xuất khẩu, và thu hồi giấy phép đánh bắt cá và/hoặc giấy phép xuất khẩu của những người vi phạm./.
Kim Dung (TTXVN)