Rạng sáng 6/10, Chính phủ Macedonia đã vượt qua cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm tại Quốc hội nước này. Có 42 phiếu ủng hộ đề xuất bất tín nhiệm chính phủ, trong khi số ý kiến phản đối lên tới 68.
Đề nghị bỏ phiếu bất tín nhiệm Chính phủ Macedonia đã được thủ lĩnh Liên minh Xã hội-Dân chủ cánh tả (SDU) kiêm cựu Tổng thống Branko Srvenkovsky nêu ra, với lý do Thủ tướng Nikolu Grjevski thực hiện một chính sách làm cho tình hình xã hội ngày càng căng thẳng, đặc biệt giữa người Macedonia và người gốc Albania, trong khi kinh tế suy giảm trầm trọng.
Theo ông Srvenkovsky, Thủ tướng Grjevski đã loại một loạt bộ trưởng người gốc Albania tham gia cuộc xung đột vũ trang năm 2001 ra khỏi chính phủ do Đảng VMRO-DPMNE của ông làm nòng cốt, còn đề nghị Quốc hội thông qua đạo luật nhằm tăng trợ cấp hưu trí cho những quân nhân đứng về phía chính phủ trong cuộc xung đột này.
Chính sách đó đã làm cho người gốc Albania - chiếm khoảng 20-30% tổng dân số Macedonia và sống chủ yếu tại khu vực Đông-Bắc đất nước thấy phẫn nộ.
Cuộc xung đột vũ trang năm 2001 tại Macedonia đã làm gần 900 người thiệt mạng, trong đó có hơn 70 lính chính phủ và khoảng 700-800 người gốc Albania. Với sự can thiệp của Liên minh châu Âu (EU) và NATO, sau đó người gốc Albania đã giành quy chế tự trị về pháp lý và văn hóa ở Macedonia.
Đây là lần thứ hai Chính phủ Macedonia bị bỏ phiếu bất tín nhiệm kể từ khi ông Grjevski được bổ nhiệm làm Thủ tướng năm 2006. Kinh tế Macedonia đã chính thức rơi vào suy thoái hồi tháng Chín vừa qua sau hai quý liên tiếp tăng trưởng âm./.
Đề nghị bỏ phiếu bất tín nhiệm Chính phủ Macedonia đã được thủ lĩnh Liên minh Xã hội-Dân chủ cánh tả (SDU) kiêm cựu Tổng thống Branko Srvenkovsky nêu ra, với lý do Thủ tướng Nikolu Grjevski thực hiện một chính sách làm cho tình hình xã hội ngày càng căng thẳng, đặc biệt giữa người Macedonia và người gốc Albania, trong khi kinh tế suy giảm trầm trọng.
Theo ông Srvenkovsky, Thủ tướng Grjevski đã loại một loạt bộ trưởng người gốc Albania tham gia cuộc xung đột vũ trang năm 2001 ra khỏi chính phủ do Đảng VMRO-DPMNE của ông làm nòng cốt, còn đề nghị Quốc hội thông qua đạo luật nhằm tăng trợ cấp hưu trí cho những quân nhân đứng về phía chính phủ trong cuộc xung đột này.
Chính sách đó đã làm cho người gốc Albania - chiếm khoảng 20-30% tổng dân số Macedonia và sống chủ yếu tại khu vực Đông-Bắc đất nước thấy phẫn nộ.
Cuộc xung đột vũ trang năm 2001 tại Macedonia đã làm gần 900 người thiệt mạng, trong đó có hơn 70 lính chính phủ và khoảng 700-800 người gốc Albania. Với sự can thiệp của Liên minh châu Âu (EU) và NATO, sau đó người gốc Albania đã giành quy chế tự trị về pháp lý và văn hóa ở Macedonia.
Đây là lần thứ hai Chính phủ Macedonia bị bỏ phiếu bất tín nhiệm kể từ khi ông Grjevski được bổ nhiệm làm Thủ tướng năm 2006. Kinh tế Macedonia đã chính thức rơi vào suy thoái hồi tháng Chín vừa qua sau hai quý liên tiếp tăng trưởng âm./.
(TTXVN)