Chính phủ lâm thời Kyrgyzstan cảnh báo sẽ cho phép lực lượng cảnh sát áp dụng những biện pháp mạnh nhất để chống lại những kẻ gây bạo động ở nước này.
Trong bài phát biểu chiều 20/4, hai ngày sau khi xảy ra cuộc xung đột mang tính sắc tộc ở làng Mayevka ngoại ô thủ đô Bishkek làm 5 người chết và hàng chục người bị thương, người đứng đầu Chính phủ lâm thời Kyrgyzstan Roza Otunbayeva đã kêu gọi người dân bình tĩnh, tránh những hành động khiêu khích, đấu tranh chống lại những lực lượng tìm cách phá huỷ nền hòa bình và sự hòa hợp dân tộc.
Bà Otunbayeva cảnh báo theo luật pháp, cảnh sát sẽ được quyền sử dụng những biện pháp mạnh, như bắn thẳng vào những kẻ tấn công có vũ trang chống lại dân thường, nhà cửa, tài sản của người dân và quân đội.
Cam kết sử dụng các biện pháp "mạnh tay" để khôi phục trật tự được chính quyền mới ở Kyrgyzstan đưa ra trong bối cảnh những đám đông bất bình vẫn tiếp tục gây rối loạn thủ đô Bishkek.
Ngày 20/4, khoảng 1.000 người, nhiều người cầm theo gậy gộc, đã bao vây ôtô chở quyền Thị trưởng Bishkek Isa Omurkulov, đòi được chia đất.
Trong kho đó, hơn 100 cảnh sát cùng xe bọc thép đã được huy động đến tuần tra ở làng Mayevka, nơi xảy ra các cuộc xung đột sắc tộc.
Liên quan đến tình hình Kyrgyzstan, Tổng thống Nga Dmitry Medvedev ngày 20/4 đã có bài phát biểu tuyên bố Mátxcơva chỉ phát triển quan hệ hợp tác toàn diện với chính quyền mới ở Kyrgyzstan sau khi Bishkek tiến hành bầu cử.
Tổng thống Medvedev cho rằng nhiệm vụ quan trọng hàng đầu hiện nay đối với chính quyền mới tại Kyrgyzstan là khôi phục nhà nước, ổn định kinh tế-xã hội và hợp pháp hóa các cấp chính quyền thông qua bầu cử.
Nga đã dành cho Kyrgyzstan sự giúp đỡ nhân đạo, nhưng việc phát triển quan hệ hợp tác kinh tế toàn diện đòi hỏi Bixkếch phải khôi phục các thể chế chính quyền.
Cùng ngày, Đại diện cấp cao phụ trách chính sách an ninh và đối ngoại của Liên minh châu Âu (EU) Catherine Ashton cho biết EU sẵn sàng giúp đỡ Chính phủ lâm thời Kyrgyzstan về chính trị, tài chính, kỹ thuật... khi Chính phủ lâm thời Kyrgyzstan khôi phục tính hợp pháp và dân chủ.
Tổng thống Belarus Alexander Lukashenko ngày 20/4 xác nhận cựu Tổng thống Kyrgyzstan, ông Kurmanbek Bakiyev và gia đình đang có mặt trên lãnh thổ Belarus.
Ngay sau thông báo của ông Lukashenko, chính quyền mới Kyrgyzstan khẳng định vẫn coi Belarus là nước hữu nghị và hy vọng Minsk sẽ bảo đảm an ninh cho ông Bakiyev cho đến khi Bishkek mở phiên tòa xét xử ông này về những cáo buộc phạm tội mà ông đã gây ra cho nhân dân Kyrgyzstan.
Trước đó, Phó Thủ tướng lâm thời Kyrgyzstan, ông Omurbek Tekebaev cũng tuyên bố sự có mặt của ông Bakiyev tại Minsk không ảnh hưởng đến quan hệ Kyrgyzstan/Belarus, tuy nhiên, Bishkek không loại trừ khả năng thông qua các thể chế quốc tế để đưa ông Bakiyev về Kyrgyzstan xét xử theo pháp luật hiện hành./.
Trong bài phát biểu chiều 20/4, hai ngày sau khi xảy ra cuộc xung đột mang tính sắc tộc ở làng Mayevka ngoại ô thủ đô Bishkek làm 5 người chết và hàng chục người bị thương, người đứng đầu Chính phủ lâm thời Kyrgyzstan Roza Otunbayeva đã kêu gọi người dân bình tĩnh, tránh những hành động khiêu khích, đấu tranh chống lại những lực lượng tìm cách phá huỷ nền hòa bình và sự hòa hợp dân tộc.
Bà Otunbayeva cảnh báo theo luật pháp, cảnh sát sẽ được quyền sử dụng những biện pháp mạnh, như bắn thẳng vào những kẻ tấn công có vũ trang chống lại dân thường, nhà cửa, tài sản của người dân và quân đội.
Cam kết sử dụng các biện pháp "mạnh tay" để khôi phục trật tự được chính quyền mới ở Kyrgyzstan đưa ra trong bối cảnh những đám đông bất bình vẫn tiếp tục gây rối loạn thủ đô Bishkek.
Ngày 20/4, khoảng 1.000 người, nhiều người cầm theo gậy gộc, đã bao vây ôtô chở quyền Thị trưởng Bishkek Isa Omurkulov, đòi được chia đất.
Trong kho đó, hơn 100 cảnh sát cùng xe bọc thép đã được huy động đến tuần tra ở làng Mayevka, nơi xảy ra các cuộc xung đột sắc tộc.
Liên quan đến tình hình Kyrgyzstan, Tổng thống Nga Dmitry Medvedev ngày 20/4 đã có bài phát biểu tuyên bố Mátxcơva chỉ phát triển quan hệ hợp tác toàn diện với chính quyền mới ở Kyrgyzstan sau khi Bishkek tiến hành bầu cử.
Tổng thống Medvedev cho rằng nhiệm vụ quan trọng hàng đầu hiện nay đối với chính quyền mới tại Kyrgyzstan là khôi phục nhà nước, ổn định kinh tế-xã hội và hợp pháp hóa các cấp chính quyền thông qua bầu cử.
Nga đã dành cho Kyrgyzstan sự giúp đỡ nhân đạo, nhưng việc phát triển quan hệ hợp tác kinh tế toàn diện đòi hỏi Bixkếch phải khôi phục các thể chế chính quyền.
Cùng ngày, Đại diện cấp cao phụ trách chính sách an ninh và đối ngoại của Liên minh châu Âu (EU) Catherine Ashton cho biết EU sẵn sàng giúp đỡ Chính phủ lâm thời Kyrgyzstan về chính trị, tài chính, kỹ thuật... khi Chính phủ lâm thời Kyrgyzstan khôi phục tính hợp pháp và dân chủ.
Tổng thống Belarus Alexander Lukashenko ngày 20/4 xác nhận cựu Tổng thống Kyrgyzstan, ông Kurmanbek Bakiyev và gia đình đang có mặt trên lãnh thổ Belarus.
Ngay sau thông báo của ông Lukashenko, chính quyền mới Kyrgyzstan khẳng định vẫn coi Belarus là nước hữu nghị và hy vọng Minsk sẽ bảo đảm an ninh cho ông Bakiyev cho đến khi Bishkek mở phiên tòa xét xử ông này về những cáo buộc phạm tội mà ông đã gây ra cho nhân dân Kyrgyzstan.
Trước đó, Phó Thủ tướng lâm thời Kyrgyzstan, ông Omurbek Tekebaev cũng tuyên bố sự có mặt của ông Bakiyev tại Minsk không ảnh hưởng đến quan hệ Kyrgyzstan/Belarus, tuy nhiên, Bishkek không loại trừ khả năng thông qua các thể chế quốc tế để đưa ông Bakiyev về Kyrgyzstan xét xử theo pháp luật hiện hành./.
(TTXVN/Vietnam+)