Ngày 16/6, cựu Tổng thống Honduras Manuel Zelaya đã tố cáo chính phủ đương nhiệm nước này vi phạm hiệp định hòa hợp dân tộc sau khi một quan chức trong chính phủ tiền nhiệm bị bắt giữ vì liên quan đến làm giả tài liệu và tham nhũng.
Phát biểu với báo giới, ông Zelaya khẳng định việc làm trên hoàn toàn đi ngược lại tinh thần Hiệp định Cartagena, được ông cùng Tổng thống Honduras đương nhiệm Porfirio Lobo ký ba tuần trước.
Theo văn kiện này, chính phủ hiện hành tại Honduras đảm bảo an toàn tính mạng và môi trường chính trị minh bạch cho cựu Tổng thống Zelaya và các quan chức dưới quyền.
Cựu Tổng thống Zelaya cho rằng vụ việc bắt giam cựu quan chức Honduras phải bị lên án và các thành viên là đại diện của các nước đứng ra hòa giải được trao trách nhiệm đảm bảo việc thực hiện hiệp định nêu trên phải được thông báo đầy đủ, đặc biệt là Ngoại trưởng Colombia, bà María Ángela Holguín, và Ngoại trưởng Venezuela, ông Nicolás Maduro.
Sau khi phê phán thái độ không tích cực của các bên liên quan trong việc thực hiện Hiệp định Cartagena, cựu Tổng thống Zelaya thông báo ông sẽ nhóm họp với Phong trào Kháng chiến nhân dân (FNRP) để chuẩn bị kế hoạch hành động nhằm kêu gọi toàn dân Honduras và cộng đồng khu vực tham gia đảm bảo việc thực hiện văn kiện này.
Hiệp định Cartagena nhằm đảm bảo quá trình hòa hợp dân tộc Honduras đã mở đường cho quốc gia Trung Mỹ này tái gia nhập Tổ chức các quốc gia châu Mỹ (OAS) và Hệ thống Hội nhập Trung Mỹ (SICA). Honduras đã bị đình chỉ tư cách thành viên sau vụ đảo chính hồi tháng 6/2009./.
Phát biểu với báo giới, ông Zelaya khẳng định việc làm trên hoàn toàn đi ngược lại tinh thần Hiệp định Cartagena, được ông cùng Tổng thống Honduras đương nhiệm Porfirio Lobo ký ba tuần trước.
Theo văn kiện này, chính phủ hiện hành tại Honduras đảm bảo an toàn tính mạng và môi trường chính trị minh bạch cho cựu Tổng thống Zelaya và các quan chức dưới quyền.
Cựu Tổng thống Zelaya cho rằng vụ việc bắt giam cựu quan chức Honduras phải bị lên án và các thành viên là đại diện của các nước đứng ra hòa giải được trao trách nhiệm đảm bảo việc thực hiện hiệp định nêu trên phải được thông báo đầy đủ, đặc biệt là Ngoại trưởng Colombia, bà María Ángela Holguín, và Ngoại trưởng Venezuela, ông Nicolás Maduro.
Sau khi phê phán thái độ không tích cực của các bên liên quan trong việc thực hiện Hiệp định Cartagena, cựu Tổng thống Zelaya thông báo ông sẽ nhóm họp với Phong trào Kháng chiến nhân dân (FNRP) để chuẩn bị kế hoạch hành động nhằm kêu gọi toàn dân Honduras và cộng đồng khu vực tham gia đảm bảo việc thực hiện văn kiện này.
Hiệp định Cartagena nhằm đảm bảo quá trình hòa hợp dân tộc Honduras đã mở đường cho quốc gia Trung Mỹ này tái gia nhập Tổ chức các quốc gia châu Mỹ (OAS) và Hệ thống Hội nhập Trung Mỹ (SICA). Honduras đã bị đình chỉ tư cách thành viên sau vụ đảo chính hồi tháng 6/2009./.
(TTXVN/Vietnam+)