Ngày 5/5, tại Hà Nội, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Chủ tịch Trần Hanh đã ký kết Nghị quyết liên tịch ban hành Quy chế phối hợp công tác giữa Chính phủ với Trung ương Hội Cựu chiến binh Việt Nam.
Phát biểu tại lễ ký kết, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khẳng định sự phối hợp công tác giữa Chính phủ với Trung ương Hội chính là sự phối hợp giữa chính quyền và một tổ chức chính trị xã hội do Đảng lãnh đạo, nhằm thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội của đất nước.
Trong những năm qua, sự phối hợp đó đã đạt được nhiều kết quả tích cực nhưng chưa được quy chế hóa, luật pháp hóa.
Việc ký kết Nghị quyết liên tịch này nhằm phối hợp công tác hiệu quả hơn, chặt chẽ hơn giữa Chính phủ và Trung ương Hội, để các cấp hội, các cấp chính quyền làm tốt hơn vai trò, nhiệm vụ của mình, đóng góp vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Thủ tướng đánh giá cao những đóng góp của Trung ương Hội Cựu chiến binh trong suốt 20 năm thành lập. “Hội Cựu chiến binh Việt Nam là một tổ chức rất quan trọng trong hệ thống chính trị.
Từ khi ra đời đến nay, Trung ương Hội đã đóng góp quan trọng vào thành tựu chung của đất nước. Hiện nay, tổ chức cựu chiến binh được thành lập ở tất cả các địa phương và phát huy vai trò rộng rãi.
Thủ tướng đề nghị Hội Cựu chiến binh Việt Nam tiếp tục phát huy truyền thống tốt đẹp của mình, làm tốt hơn vai trò, vị trí trong hệ thống chính trị.
Trung ương Hội phối hợp với các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và Ủy ban Nhân dân các cấp thực hiện nghiêm túc Quy chế; hướng dẫn các cấp hội triển khai có hiệu quả các nội dung đã nêu trong quy chế.
Hơn 20 năm qua, quan hệ phối hợp công tác giữa Chính phủ với Trung ương Hội Cựu chiến binh ngày càng chặt chẽ và hiệu quả. Tuy nhiên, đến nay vẫn chưa có văn bản pháp lý điều chỉnh quan hệ phối hợp công tác này.
Việc ban hành một văn bản quy định về phối hợp công tác giữa Chính phủ với Trung ương Hội Cựu chiến binh có ý nghĩa quan trọng về thực tiễn và pháp lý.
Quy chế phối hợp công tác gồm 13 điều, quy định các nội dung về xây dựng và bảo vệ Đảng, chính quyền, chế độ xã hội chủ nghĩa; phối hợp đào tạo nghề; thực hiện các chương trình, dự án phát triển kinh tế-xã hội; giám sát hoạt động của các cơ quan nhà nước, cán bộ, công chức, giải quyết các kiến nghị của cựu chiến binh và Hội Cựu chiến binh Việt Nam./.
Phát biểu tại lễ ký kết, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khẳng định sự phối hợp công tác giữa Chính phủ với Trung ương Hội chính là sự phối hợp giữa chính quyền và một tổ chức chính trị xã hội do Đảng lãnh đạo, nhằm thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội của đất nước.
Trong những năm qua, sự phối hợp đó đã đạt được nhiều kết quả tích cực nhưng chưa được quy chế hóa, luật pháp hóa.
Việc ký kết Nghị quyết liên tịch này nhằm phối hợp công tác hiệu quả hơn, chặt chẽ hơn giữa Chính phủ và Trung ương Hội, để các cấp hội, các cấp chính quyền làm tốt hơn vai trò, nhiệm vụ của mình, đóng góp vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Thủ tướng đánh giá cao những đóng góp của Trung ương Hội Cựu chiến binh trong suốt 20 năm thành lập. “Hội Cựu chiến binh Việt Nam là một tổ chức rất quan trọng trong hệ thống chính trị.
Từ khi ra đời đến nay, Trung ương Hội đã đóng góp quan trọng vào thành tựu chung của đất nước. Hiện nay, tổ chức cựu chiến binh được thành lập ở tất cả các địa phương và phát huy vai trò rộng rãi.
Thủ tướng đề nghị Hội Cựu chiến binh Việt Nam tiếp tục phát huy truyền thống tốt đẹp của mình, làm tốt hơn vai trò, vị trí trong hệ thống chính trị.
Trung ương Hội phối hợp với các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và Ủy ban Nhân dân các cấp thực hiện nghiêm túc Quy chế; hướng dẫn các cấp hội triển khai có hiệu quả các nội dung đã nêu trong quy chế.
Hơn 20 năm qua, quan hệ phối hợp công tác giữa Chính phủ với Trung ương Hội Cựu chiến binh ngày càng chặt chẽ và hiệu quả. Tuy nhiên, đến nay vẫn chưa có văn bản pháp lý điều chỉnh quan hệ phối hợp công tác này.
Việc ban hành một văn bản quy định về phối hợp công tác giữa Chính phủ với Trung ương Hội Cựu chiến binh có ý nghĩa quan trọng về thực tiễn và pháp lý.
Quy chế phối hợp công tác gồm 13 điều, quy định các nội dung về xây dựng và bảo vệ Đảng, chính quyền, chế độ xã hội chủ nghĩa; phối hợp đào tạo nghề; thực hiện các chương trình, dự án phát triển kinh tế-xã hội; giám sát hoạt động của các cơ quan nhà nước, cán bộ, công chức, giải quyết các kiến nghị của cựu chiến binh và Hội Cựu chiến binh Việt Nam./.
Chu Thanh Vân (Vietnam+)