Với 136 phiếu tín nhiệm, Chính phủ trung hữu của Thủ tướngBulgaria Boiko Borisov đã vượt qua cuộc bỏ phiếu bất tínnhiệm tại quốc hội diễn ra ngày 26/7.
Đúng như dự đoán,với sự ủng hộ của các nghị sỹ độc lập, đây là lần thứ tư kể từ khi lênnắm quyền cách đây 3 năm, nội các của ông Borisov vượt qua các cuộc bỏphiếu bất tín nhiệm do phe đối lập đề xuất, theo đó đòi giải tán chínhphủ do không giải quyết được nạn tham nhũng và tội phạm có tổ chức, đặcbiệt là hệ thống tư pháp hoạt động không hiệu quả. 72 nghị sỹ đã bỏphiếu bất tín nhiệm trong khi phải cần có 121 phiếu mới đủ điều kiện đểlật đổ chính phủ.
Đảng Xã hội đối lập và đảng thiểu số"Phong trào vì quyền và tự do" (MRF) của người Bulgaria gốc Thổ Nhĩ Kỳ đãđề xuất bỏ phiếu bất tín nhiệm sau khi Liên minh châu Âu (EU) tuyên bốkéo dài việc giám sát đối với hệ thống tư pháp của nước này và những nỗlực nhằm trấn áp tội phạm có tổ chức và nạn tham nhũng tràn lan.
Cácnghị sỹ đối lập cho rằng vụ đánh bom đẫm máu nhằm vào chiếc xe buýt chởdu khách nước ngoài tại sân bay Burgas tuần trước làm 6 ngườiIsrael thiệt mạng là bằng chứng mới nhất cho thấy sự yếu kém của chínhphủ trong các chính sách an ninh.
Theo họ, việc EU kéo dài thời giangiám sát Bulgaria thực hiện tiến trình cải cách không những cản trở nỗlực của Sofia gia nhập Hiệp ước Schengen (áp dụng quychế miễn thị thực giữa một số nước châu Âu), mà còn tô đậm hình ảnh"thành viên hạng hai" của nước thành viên mới nhất trong EU này.
Mặc dù vậy, theo các cuộc thăm dò dư luận mới đây, đảng "Công dânvì sự phát triển châu Âu" (GERB) của Thủ tướng Borisov vẫn là chínhđảng được ủng hộ nhiều nhất, bất chấp các kế hoạch "thắt lưng buộcbụng," cuộc chiến chống tham nhũng và tội phạm có tổ chức chưa đem lạikết quả như mong muốn.
Chính phủ Bulgaria đã thành lập mộttòa án đặc biệt để khởi tố các tội phạm có tổ chức và thông qua một đạoluật mới hà khắc hơn nhằm tịch thu những tài sản có được một cách bấthợp pháp nhưng vẫn chưa thuyết phục được người dân Bulgaria và EU tinrằng Sofia nghiêm chỉnh trong đấu tranh chống tội phạm và nạn hối lộ./.
Đúng như dự đoán,với sự ủng hộ của các nghị sỹ độc lập, đây là lần thứ tư kể từ khi lênnắm quyền cách đây 3 năm, nội các của ông Borisov vượt qua các cuộc bỏphiếu bất tín nhiệm do phe đối lập đề xuất, theo đó đòi giải tán chínhphủ do không giải quyết được nạn tham nhũng và tội phạm có tổ chức, đặcbiệt là hệ thống tư pháp hoạt động không hiệu quả. 72 nghị sỹ đã bỏphiếu bất tín nhiệm trong khi phải cần có 121 phiếu mới đủ điều kiện đểlật đổ chính phủ.
Đảng Xã hội đối lập và đảng thiểu số"Phong trào vì quyền và tự do" (MRF) của người Bulgaria gốc Thổ Nhĩ Kỳ đãđề xuất bỏ phiếu bất tín nhiệm sau khi Liên minh châu Âu (EU) tuyên bốkéo dài việc giám sát đối với hệ thống tư pháp của nước này và những nỗlực nhằm trấn áp tội phạm có tổ chức và nạn tham nhũng tràn lan.
Cácnghị sỹ đối lập cho rằng vụ đánh bom đẫm máu nhằm vào chiếc xe buýt chởdu khách nước ngoài tại sân bay Burgas tuần trước làm 6 ngườiIsrael thiệt mạng là bằng chứng mới nhất cho thấy sự yếu kém của chínhphủ trong các chính sách an ninh.
Theo họ, việc EU kéo dài thời giangiám sát Bulgaria thực hiện tiến trình cải cách không những cản trở nỗlực của Sofia gia nhập Hiệp ước Schengen (áp dụng quychế miễn thị thực giữa một số nước châu Âu), mà còn tô đậm hình ảnh"thành viên hạng hai" của nước thành viên mới nhất trong EU này.
Mặc dù vậy, theo các cuộc thăm dò dư luận mới đây, đảng "Công dânvì sự phát triển châu Âu" (GERB) của Thủ tướng Borisov vẫn là chínhđảng được ủng hộ nhiều nhất, bất chấp các kế hoạch "thắt lưng buộcbụng," cuộc chiến chống tham nhũng và tội phạm có tổ chức chưa đem lạikết quả như mong muốn.
Chính phủ Bulgaria đã thành lập mộttòa án đặc biệt để khởi tố các tội phạm có tổ chức và thông qua một đạoluật mới hà khắc hơn nhằm tịch thu những tài sản có được một cách bấthợp pháp nhưng vẫn chưa thuyết phục được người dân Bulgaria và EU tinrằng Sofia nghiêm chỉnh trong đấu tranh chống tội phạm và nạn hối lộ./.
(TTXVN)