Bất chấp sự phản đối từ phe đối lập và nhà thờ, Chính phủ Anh ngày 1/4 đã bảo vệ kế hoạch mới về cắt giảm phúc lợi xã hội, yếu tố chính trong nỗ lực giảm chi tiêu trong bối cảnh kinh tế suy thoái.
Trong bài viết đăng trên báo Điện tín, Bộ trưởng Tài chính Anh George Osbonrne và Bộ trưởng Việc làm và Tiền lương Ducan Smith cho biết chính phủ chỉ khôi phục các nguyên tắc chính trong chế độ phúc lợi, theo đó người có thể làm việc phải làm việc; đồng thời khẳng định kế hoạch mới sẽ dẫn đến một chế độ phúc lợi công bằng hơn và sẽ khuyến khích người Anh làm việc.
Theo hai quan chức này, nếu người Anh nghe theo sự phản đối của phe đối lập thì họ sẽ nghĩ rằng mọi thay đổi về chế độ phúc lợi và bất kỳ nỗ lực tiết kiệm nào đều "báo hiệu sự tận thế của thế giới."
Kinh tế Anh đã trải qua 2 đợt suy thoái kể từ khi Chính phủ do đảng Bảo thủ đứng đầu công bố kế hoạch cắt giảm phúc lợi năm 2010.
Kế hoạch mới bao gồm tăng 1% mức đóng góp cho quỹ phúc lợi trong 3 năm tới, lập mức trần hưởng phúc lợi, giảm lợi ích đối với thuế hội đồng, và một sắc thuế gây tranh cãi khác.
Tuy nhiên, một số tổ chức tôn giáo ở Anh coi những cắt giảm trên là không công bằng đối với người nghèo, trong khi Công đảng đối lập cho rằng các hộ gia đình sẽ phải chịu thiệt hại vì những thay đổi này./.
Trong bài viết đăng trên báo Điện tín, Bộ trưởng Tài chính Anh George Osbonrne và Bộ trưởng Việc làm và Tiền lương Ducan Smith cho biết chính phủ chỉ khôi phục các nguyên tắc chính trong chế độ phúc lợi, theo đó người có thể làm việc phải làm việc; đồng thời khẳng định kế hoạch mới sẽ dẫn đến một chế độ phúc lợi công bằng hơn và sẽ khuyến khích người Anh làm việc.
Theo hai quan chức này, nếu người Anh nghe theo sự phản đối của phe đối lập thì họ sẽ nghĩ rằng mọi thay đổi về chế độ phúc lợi và bất kỳ nỗ lực tiết kiệm nào đều "báo hiệu sự tận thế của thế giới."
Kinh tế Anh đã trải qua 2 đợt suy thoái kể từ khi Chính phủ do đảng Bảo thủ đứng đầu công bố kế hoạch cắt giảm phúc lợi năm 2010.
Kế hoạch mới bao gồm tăng 1% mức đóng góp cho quỹ phúc lợi trong 3 năm tới, lập mức trần hưởng phúc lợi, giảm lợi ích đối với thuế hội đồng, và một sắc thuế gây tranh cãi khác.
Tuy nhiên, một số tổ chức tôn giáo ở Anh coi những cắt giảm trên là không công bằng đối với người nghèo, trong khi Công đảng đối lập cho rằng các hộ gia đình sẽ phải chịu thiệt hại vì những thay đổi này./.
(TTXVN)