"Lưu ý đóng cửa ra vào và cửa sổ khi bật điều hòa; không sử dụng nước nóng vào mùa hè; hãy sử dụng những bóng đèn có công suất thấp." Đó là những chỉ dẫn của Bộ Điện lực Ai Cập nhằm khuyến khích người dân nước này sử dụng điện một cách hợp lý.
Trên thực tế, đây là một kế hoạch mà chính phủ Ai Cập đưa ra nhằm đối phó với tình trạng quá tải của các nhà máy điện. Tình trạng này là nguyên nhân của việc cắt điện tại nhiều nơi ở thủ đô Cairo và các tỉnh thuộc vùng Thượng Ai Cập trong những ngày vừa qua.
Thứ trưởng thứ nhất Bộ Điện lực Ai Cập Aktham Aboul Leila cho biết: "Vì nhiệt độ của mùa hè năm nay thường xuyên lên tới 50 độ C nên rất nhiều người dân đã đổ xô đi mua điều hòa nhiệt độ. Điều này đã dẫn tới sự quá tải của lưới điện."
Ngày 26/7, đất nước này đã lập kỷ lục về tiêu thụ điện. Nếu tình hình này tiếp tục thì việc cắt điện nhiều hơn sẽ không thể tránh khỏi để giảm tải cho hệ thống điện.
Theo ông Aboul Leila, việc tiêu thụ điện trong năm nay đã tăng 13% so với năm ngoái. Hiện tượng quá tải diễn ra trong khoảng từ 20-22 giờ hàng ngày - thời điểm tiêu thụ điện năng nhiều nhất.
Để đối phó với tình trạng tiêu thụ năng lượng ngày càng cao, Bộ trưởng Điện lực Ai Cập Hassan Younes đã tuyên bố trong cuộc họp báo ngày 5/8 rằng Ai Cập cần phải đầu tư 17 tỷ LE (hơn 3 tỷ USD) để xây dựng các nhà máy điện mới.
Ông Aboul Leila nhấn mạnh: "Vì chúng ta chưa có đủ tiền đầu tư như vậy nên giải pháp duy nhất lúc này là giảm tiêu thụ điện. Nếu không, chúng ta sẽ đối mặt với nguy cơ thiếu điện trầm trọng."
Bộ Điện lực Ai Cập cũng đã phát động chiến dịch tuyên truyền tiết kiệm điện trên báo chí, truyền hình, phát thanh và trên trang web của cơ quan này.
Nhằm khuyến khích người dân hưởng ứng, Thủ tướng Ahmad Nazif cũng đã yêu cầu các quan chức, công chức của các bộ, các tỉnh sử dụng điện một cách tiết kiệm.
Chính phủ cũng đang nghiên cứu đề xuất đóng cửa các cửa hiệu từ 19 giờ và sẽ có hình thức xử phạt cho những ai không tuân thủ quy định này, đồng thời nghiên cứu việc tăng giá điện 7,5% mỗi năm.
Tuy nhiên, chiến dịch tuyên truyền có vẻ như không hiệu quả. Đa phần người dân không quan tâm và bày tỏ phản đối vấn đề này.
Chabbane Ahmad, chủ một cửa hàng bán quần áo nói, đóng cửa lúc 20 giờ đồng nghĩa với phá sản. Vì vào mùa hè, mọi người đi mua sắm vào buổi tối để tránh cái nóng hầm hập của ban ngày.
Ahmad cũng cho biết, vào tháng lễ Ramadan sẽ bắt đầu vào tuần tới, mọi người sẽ chỉ ra đường sau 19 giờ 30 phút. Và như thế, chủ các cửa hiệu sẽ là nạn nhân đầu tiên của quyết định này./.
Trên thực tế, đây là một kế hoạch mà chính phủ Ai Cập đưa ra nhằm đối phó với tình trạng quá tải của các nhà máy điện. Tình trạng này là nguyên nhân của việc cắt điện tại nhiều nơi ở thủ đô Cairo và các tỉnh thuộc vùng Thượng Ai Cập trong những ngày vừa qua.
Thứ trưởng thứ nhất Bộ Điện lực Ai Cập Aktham Aboul Leila cho biết: "Vì nhiệt độ của mùa hè năm nay thường xuyên lên tới 50 độ C nên rất nhiều người dân đã đổ xô đi mua điều hòa nhiệt độ. Điều này đã dẫn tới sự quá tải của lưới điện."
Ngày 26/7, đất nước này đã lập kỷ lục về tiêu thụ điện. Nếu tình hình này tiếp tục thì việc cắt điện nhiều hơn sẽ không thể tránh khỏi để giảm tải cho hệ thống điện.
Theo ông Aboul Leila, việc tiêu thụ điện trong năm nay đã tăng 13% so với năm ngoái. Hiện tượng quá tải diễn ra trong khoảng từ 20-22 giờ hàng ngày - thời điểm tiêu thụ điện năng nhiều nhất.
Để đối phó với tình trạng tiêu thụ năng lượng ngày càng cao, Bộ trưởng Điện lực Ai Cập Hassan Younes đã tuyên bố trong cuộc họp báo ngày 5/8 rằng Ai Cập cần phải đầu tư 17 tỷ LE (hơn 3 tỷ USD) để xây dựng các nhà máy điện mới.
Ông Aboul Leila nhấn mạnh: "Vì chúng ta chưa có đủ tiền đầu tư như vậy nên giải pháp duy nhất lúc này là giảm tiêu thụ điện. Nếu không, chúng ta sẽ đối mặt với nguy cơ thiếu điện trầm trọng."
Bộ Điện lực Ai Cập cũng đã phát động chiến dịch tuyên truyền tiết kiệm điện trên báo chí, truyền hình, phát thanh và trên trang web của cơ quan này.
Nhằm khuyến khích người dân hưởng ứng, Thủ tướng Ahmad Nazif cũng đã yêu cầu các quan chức, công chức của các bộ, các tỉnh sử dụng điện một cách tiết kiệm.
Chính phủ cũng đang nghiên cứu đề xuất đóng cửa các cửa hiệu từ 19 giờ và sẽ có hình thức xử phạt cho những ai không tuân thủ quy định này, đồng thời nghiên cứu việc tăng giá điện 7,5% mỗi năm.
Tuy nhiên, chiến dịch tuyên truyền có vẻ như không hiệu quả. Đa phần người dân không quan tâm và bày tỏ phản đối vấn đề này.
Chabbane Ahmad, chủ một cửa hàng bán quần áo nói, đóng cửa lúc 20 giờ đồng nghĩa với phá sản. Vì vào mùa hè, mọi người đi mua sắm vào buổi tối để tránh cái nóng hầm hập của ban ngày.
Ahmad cũng cho biết, vào tháng lễ Ramadan sẽ bắt đầu vào tuần tới, mọi người sẽ chỉ ra đường sau 19 giờ 30 phút. Và như thế, chủ các cửa hiệu sẽ là nạn nhân đầu tiên của quyết định này./.
Thanh Bình/Cairo (Vietnam+)