Văn phòng Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) tại Hà Nội cho biết, một tuần lễ phim tư liệu, tài liệu về văn hóa, phát triển của Việt Nam và quốc tế sẽ diễn ra từ 9 đến 15/3 trong khuôn khổ Tuần lễ Văn hóa và phát triển lần đầu tiên tại Việt Nam.
Phim chiếu miễn phí tại Hà Nội Cinemathique (22A, Hai Bà Trưng).
Trong tuần lễ phim này có 4 phim của Việt Nam được lựa chọn trình chiếu gồm: "Chợ đêm," "Xích lô phố cổ," "Mở mắt," "Nhịp số 8," "Đảo ngọc," "Thảm Hù Yắng, thiệt thoong qua" (Tết Nhảy bói ở làng Tham Vè).
Phim "Chợ đêm" của đạo diễn Cao Trung Vinh, Nguyễn Thị Thanh Hoa được làm với bối cảnh chính là chợ đêm Dịch Vọng, khu chợ bán buôn lớn thứ 2 tại Hà Nội. Qua câu chuyện của những nhân vật có thật, phim phản ánh một phần cuộc sống của những con người đã góp phần tạo ra một mắt xích trong mạng lưới kinh tế ở Thủ đô Hà Nội.
Còn phim "Xích lô phố cổ" của đạo diễn Trương Thị Thúy Hà lại xoay quanh công việc của những người đạp xích lô phục vụ khách du lịch ở phố cổ và nhu cầu cưới hỏi của người dân. Không chỉ phản ánh nỗi vất vả của người lái xích lô mà bộ phim còn phản ánh một thực tế về sự tồn tại của một loại hình giao thông quen thuộc, gắn với nét văn hóa của người Thủ đô.
Phim "Thảm Hù Yắng, thiệt thoong qua" (Tết Nhảy bói ở làng Tham Vè) của đạo diễn Phạm Minh Phúc và Bàn Văn Thạch dài 40 phút. Phim phần phản ánh tầm quan trọng của tục nhảy bói trong cuộc sống của nam giới ở làng Tham Vè của người Dao áo dài ở Hà Giang cũng như tương lai của tục lệ này.
Phim "Mở mắt," "Nhịp số 8," "Đảo ngọc" của nhóm đạo diễn Trần Thanh Hiền, Phạm Thu Hằng, Đỗ Văn Hoàng, Trần Thị Anh Phương tập trung khơi gợi những nỗi vất vả trên con đường mưu sinh của những người phụ nữ kiếm sống trên hè phố, khu vực cầu Long Biên...
Các phim nước ngoài được chiếu trong dịp này gồm "Bởi vì chúng ta sinh ra," "Trong vườn âm thanh," "Quay phim với những người Mursi," "Nơi đó đã từng là hòn đảo." Đây là các phim của Liên hoan phim quốc tế Margaret Mead 2010 - một liên hoan phim tư liệu, nhân học nổi tiếng nhằm nâng cao sự hiểu biết về tính phức hợp, đa dạng của các tộc người, nền văn hóa trên thế giới./.
Phim chiếu miễn phí tại Hà Nội Cinemathique (22A, Hai Bà Trưng).
Trong tuần lễ phim này có 4 phim của Việt Nam được lựa chọn trình chiếu gồm: "Chợ đêm," "Xích lô phố cổ," "Mở mắt," "Nhịp số 8," "Đảo ngọc," "Thảm Hù Yắng, thiệt thoong qua" (Tết Nhảy bói ở làng Tham Vè).
Phim "Chợ đêm" của đạo diễn Cao Trung Vinh, Nguyễn Thị Thanh Hoa được làm với bối cảnh chính là chợ đêm Dịch Vọng, khu chợ bán buôn lớn thứ 2 tại Hà Nội. Qua câu chuyện của những nhân vật có thật, phim phản ánh một phần cuộc sống của những con người đã góp phần tạo ra một mắt xích trong mạng lưới kinh tế ở Thủ đô Hà Nội.
Còn phim "Xích lô phố cổ" của đạo diễn Trương Thị Thúy Hà lại xoay quanh công việc của những người đạp xích lô phục vụ khách du lịch ở phố cổ và nhu cầu cưới hỏi của người dân. Không chỉ phản ánh nỗi vất vả của người lái xích lô mà bộ phim còn phản ánh một thực tế về sự tồn tại của một loại hình giao thông quen thuộc, gắn với nét văn hóa của người Thủ đô.
Phim "Thảm Hù Yắng, thiệt thoong qua" (Tết Nhảy bói ở làng Tham Vè) của đạo diễn Phạm Minh Phúc và Bàn Văn Thạch dài 40 phút. Phim phần phản ánh tầm quan trọng của tục nhảy bói trong cuộc sống của nam giới ở làng Tham Vè của người Dao áo dài ở Hà Giang cũng như tương lai của tục lệ này.
Phim "Mở mắt," "Nhịp số 8," "Đảo ngọc" của nhóm đạo diễn Trần Thanh Hiền, Phạm Thu Hằng, Đỗ Văn Hoàng, Trần Thị Anh Phương tập trung khơi gợi những nỗi vất vả trên con đường mưu sinh của những người phụ nữ kiếm sống trên hè phố, khu vực cầu Long Biên...
Các phim nước ngoài được chiếu trong dịp này gồm "Bởi vì chúng ta sinh ra," "Trong vườn âm thanh," "Quay phim với những người Mursi," "Nơi đó đã từng là hòn đảo." Đây là các phim của Liên hoan phim quốc tế Margaret Mead 2010 - một liên hoan phim tư liệu, nhân học nổi tiếng nhằm nâng cao sự hiểu biết về tính phức hợp, đa dạng của các tộc người, nền văn hóa trên thế giới./.
Thanh Giang (TTXVN)