Tiếp tục phiên phúc thẩm xét xử Huỳnh Ngọc Sĩ (sinh năm 1953), nguyên Phó Giám đốc Sở Giao thông Vận tải, kiêm Giám đốc Ban quản lý dự án Đại lộ Đông Tây và Môi trường nước Thành phố Hồ Chí Minh về tội “nhận hối lộ,” Tòa phúc thẩm Tòa án Nhân dân Tối cao tại Thành phố Hồ Chí Minh đã dành trọn ngày 31/8 cho phần tranh luận.
Bào chữa cho bị cáo Sĩ, luật sư Phan Trung Hoài và Trần Văn Tạo cho rằng, án sơ thẩm tuyên Sĩ chung thân về tội “nhận hối lộ” là không đúng pháp luật, nhất là khâu thu thập lời khai, chứng cứ để buộc tội ông Sĩ.
Những chứng cứ chống lại thân chủ của họ chỉ là lời khai của quan chức Công ty Tư vấn Quốc tế Thái Bình Dương (viết tắt là PCI, trụ sở chính ở Tokyo - Nhật Bản) mà tòa án Tokyo cung cấp, không phù hợp với pháp luật Việt Nam và không thể xem đó là những chứng cứ có giá trị pháp lý.
Không có chứng cứ nào chứng minh việc Huỳnh Ngọc Sĩ đã nhận 262.000 USD cũng như làm lợi cho PCI. Từ đó, các luật sư đề nghị tòa chấp nhận kháng cáo kêu oan cũng như cân nhắc khi xem xét hành vi phạm tội của bị cáo Sĩ.
Ngoài phần bào chữa của các luật sư, Huỳnh Ngọc Sĩ còn nhiều lần đề nghị đại diện Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao phải dẫn ra các điều, khoản cụ thể có trong Bộ luật Tố tụng Hình sự Việt Nam quy định về việc lấy lời khai của các quan chức PCI làm nguồn chứng cứ.
Sĩ tiếp tục kêu oan, chối bỏ việc nhận hối lộ 262.000 USD từ quan chức PCI, không thỏa thuận ăn chia cũng như không hề làm lợi cho quan chức công ty này. Trong lời nói sau cùng, ông Sĩ cho rằng mình không phạm tội, bản án sơ thẩm là không công bằng.
Tuy nhiên ông Sĩ đã có động thái “nước đôi” gỡ tội cho mình khi đề cập đến số tiền 3 tỷ đồng mà vợ của bị cáo là bà Phan Thị Lịch Sa đã nộp cho Cơ quan Thi hành án Thành phố Hồ Chí Minh.
“Nếu như tòa tuyên tôi vô tội thì gia đình tôi sẽ lấy lại số tiền đó, còn nếu tuyên tôi có tội thì số tiền đó coi như đã khắc phục một phần hậu quả,” ông Sĩ nói. Có lúc ông ta xin Hội đồng xét xử xem xét các tình tiết của vụ án để cân nhắc khi lượng hình, nhưng cuối cùng lại đề nghị tòa tuyên không phạm tội.
Về mức án 20 năm tù mà Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao đề nghị, ông Sĩ cho rằng vẫn còn nặng so với tuổi già của bị cáo. Cũng như phiên sơ thẩm trước đây, ông Sĩ tiếp tục trình bày về lý lịch nhân thân, thành tích công tác, gia đình có công với cách mạng, với Hội đồng xét xử trước khi tòa tuyên án.
Đại diện Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao đã bảo lưu quan điểm của án sơ thẩm, cho rằng cơ quan tố tụng Việt Nam đã thu thập chứng cứ một cách hợp pháp, đúng luật và từ các lời khai của quan chức PCI mà phía Nhật Bản cung cấp, cơ quan điều tra trong nước đã tìm được các chứng cứ khác chứng minh hành vi phạm tội của bị cáo Sĩ.
Những chứng cứ có trong hồ sơ vụ án đều có tính pháp lý, phù hợp với Bộ luật Tố tụng Hình sự và Luật tương trợ tư pháp.
Công tố viên cũng thừa nhận án sơ thẩm có một số sai sót về mặt kỹ thuật, nhưng những sai sót đó không làm ảnh hưởng đến bản chất vụ án.
Cho rằng số tiền 3 tỷ đồng mà vợ bị cáo đã nộp là tiền khắc phục hậu quả nên công tố viên đã đề nghị Hội đồng xét xử giảm án cho bị cáo Sĩ, từ mức chung thân xuống còn 20 năm.
Vì tính chất đặc biệt của vụ án, Hội đồng xét xử quyết định nghị án kéo dài, đến 8 giờ ngày 1/9 sẽ tuyên án./.
Bào chữa cho bị cáo Sĩ, luật sư Phan Trung Hoài và Trần Văn Tạo cho rằng, án sơ thẩm tuyên Sĩ chung thân về tội “nhận hối lộ” là không đúng pháp luật, nhất là khâu thu thập lời khai, chứng cứ để buộc tội ông Sĩ.
Những chứng cứ chống lại thân chủ của họ chỉ là lời khai của quan chức Công ty Tư vấn Quốc tế Thái Bình Dương (viết tắt là PCI, trụ sở chính ở Tokyo - Nhật Bản) mà tòa án Tokyo cung cấp, không phù hợp với pháp luật Việt Nam và không thể xem đó là những chứng cứ có giá trị pháp lý.
Không có chứng cứ nào chứng minh việc Huỳnh Ngọc Sĩ đã nhận 262.000 USD cũng như làm lợi cho PCI. Từ đó, các luật sư đề nghị tòa chấp nhận kháng cáo kêu oan cũng như cân nhắc khi xem xét hành vi phạm tội của bị cáo Sĩ.
Ngoài phần bào chữa của các luật sư, Huỳnh Ngọc Sĩ còn nhiều lần đề nghị đại diện Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao phải dẫn ra các điều, khoản cụ thể có trong Bộ luật Tố tụng Hình sự Việt Nam quy định về việc lấy lời khai của các quan chức PCI làm nguồn chứng cứ.
Sĩ tiếp tục kêu oan, chối bỏ việc nhận hối lộ 262.000 USD từ quan chức PCI, không thỏa thuận ăn chia cũng như không hề làm lợi cho quan chức công ty này. Trong lời nói sau cùng, ông Sĩ cho rằng mình không phạm tội, bản án sơ thẩm là không công bằng.
Tuy nhiên ông Sĩ đã có động thái “nước đôi” gỡ tội cho mình khi đề cập đến số tiền 3 tỷ đồng mà vợ của bị cáo là bà Phan Thị Lịch Sa đã nộp cho Cơ quan Thi hành án Thành phố Hồ Chí Minh.
“Nếu như tòa tuyên tôi vô tội thì gia đình tôi sẽ lấy lại số tiền đó, còn nếu tuyên tôi có tội thì số tiền đó coi như đã khắc phục một phần hậu quả,” ông Sĩ nói. Có lúc ông ta xin Hội đồng xét xử xem xét các tình tiết của vụ án để cân nhắc khi lượng hình, nhưng cuối cùng lại đề nghị tòa tuyên không phạm tội.
Về mức án 20 năm tù mà Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao đề nghị, ông Sĩ cho rằng vẫn còn nặng so với tuổi già của bị cáo. Cũng như phiên sơ thẩm trước đây, ông Sĩ tiếp tục trình bày về lý lịch nhân thân, thành tích công tác, gia đình có công với cách mạng, với Hội đồng xét xử trước khi tòa tuyên án.
Đại diện Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao đã bảo lưu quan điểm của án sơ thẩm, cho rằng cơ quan tố tụng Việt Nam đã thu thập chứng cứ một cách hợp pháp, đúng luật và từ các lời khai của quan chức PCI mà phía Nhật Bản cung cấp, cơ quan điều tra trong nước đã tìm được các chứng cứ khác chứng minh hành vi phạm tội của bị cáo Sĩ.
Những chứng cứ có trong hồ sơ vụ án đều có tính pháp lý, phù hợp với Bộ luật Tố tụng Hình sự và Luật tương trợ tư pháp.
Công tố viên cũng thừa nhận án sơ thẩm có một số sai sót về mặt kỹ thuật, nhưng những sai sót đó không làm ảnh hưởng đến bản chất vụ án.
Cho rằng số tiền 3 tỷ đồng mà vợ bị cáo đã nộp là tiền khắc phục hậu quả nên công tố viên đã đề nghị Hội đồng xét xử giảm án cho bị cáo Sĩ, từ mức chung thân xuống còn 20 năm.
Vì tính chất đặc biệt của vụ án, Hội đồng xét xử quyết định nghị án kéo dài, đến 8 giờ ngày 1/9 sẽ tuyên án./.
Trần Xuân Tình (TTXVN/Vietnam+)