Các nhà khoa học của Viện khoa học công nghiệp thuộc Đại học Tokyo ngày 26/10 cho biết họ đã phát triển thành công một kỹ thuật chiết xuất đất hiếm từ nam châm phế liệu mà không gây tác hại đối với môi trường.
Trong buổi công bố kết quả nghiên cứu, các nhà khoa học cho biết họ đã thành công trong việc chiết xuất 80% hai nguyên tố đất hiếm neodymium và dysprosium từ nam châm dùng cho ôtô điện và các thiết bị như đĩa cứng.
Nhúng nam châm phế liệu vào hỗn hợp lỏng gồm clorua magiê và iođua kẽm, chưng cất trong điều kiện chân không ở nhiệt độ 1.000 độ C, các nguyên tố đất hiếm sẽ bốc hơi khỏi nam châm, trong khi thành phần sắt của nam châm không bị tan chảy và không tạo ra chất thải độc hại.
Giáo sư Toru Okabe thuộc nhóm nghiên cứu cho biết, dù đây mới chỉ là thành công ở mức độ ban đầu nhưng có thể phát triển thành một công nghệ tái chế quan trọng, góp phần bảo đảm an ninh năng lượng của Nhật Bản.
Theo giáo sư Okabe, công nghệ này hoàn toàn khả thi về mặt thương mại nếu tổ chức tốt một hệ thống thu thập phế liệu.
Đất hiếm chứa 17 thành phần hóa học, bao gồm khoáng chất như dysprosium, terbium, thulium và yttrium, được sử dụng rộng rãi trong các lĩnh vực khoa học và công nghệ cao như điện tử, hàng không, năng lượng nguyên tử và chế tạo cơ khí.
Đặc biệt, đất hiếm nặng và trung bình có giá trị cao hơn nhiều lần so với các loại đất hiếm nhẹ và được sử dụng trong các lĩnh vực công nghệ tiên tiến như chế tạo tên lửa./.
Trong buổi công bố kết quả nghiên cứu, các nhà khoa học cho biết họ đã thành công trong việc chiết xuất 80% hai nguyên tố đất hiếm neodymium và dysprosium từ nam châm dùng cho ôtô điện và các thiết bị như đĩa cứng.
Nhúng nam châm phế liệu vào hỗn hợp lỏng gồm clorua magiê và iođua kẽm, chưng cất trong điều kiện chân không ở nhiệt độ 1.000 độ C, các nguyên tố đất hiếm sẽ bốc hơi khỏi nam châm, trong khi thành phần sắt của nam châm không bị tan chảy và không tạo ra chất thải độc hại.
Giáo sư Toru Okabe thuộc nhóm nghiên cứu cho biết, dù đây mới chỉ là thành công ở mức độ ban đầu nhưng có thể phát triển thành một công nghệ tái chế quan trọng, góp phần bảo đảm an ninh năng lượng của Nhật Bản.
Theo giáo sư Okabe, công nghệ này hoàn toàn khả thi về mặt thương mại nếu tổ chức tốt một hệ thống thu thập phế liệu.
Đất hiếm chứa 17 thành phần hóa học, bao gồm khoáng chất như dysprosium, terbium, thulium và yttrium, được sử dụng rộng rãi trong các lĩnh vực khoa học và công nghệ cao như điện tử, hàng không, năng lượng nguyên tử và chế tạo cơ khí.
Đặc biệt, đất hiếm nặng và trung bình có giá trị cao hơn nhiều lần so với các loại đất hiếm nhẹ và được sử dụng trong các lĩnh vực công nghệ tiên tiến như chế tạo tên lửa./.
(TTXVN/Vietnam+)