Nằm trong chuỗi Hội thảo truyền hình trực tuyến nghiên cứu phát triển của Trường Quản lý và Chính sách công, Viện Phát triển Hàn Quốc (KDIS), Viện tăng trưởng toàn cầu (GGGI), ngày 31/10 tại Hà Nội, Trung tâm Thông tin Phát triển Việt Nam (VDIC) tổ chức hội thảo “Tăng trưởng xanh” nhằm chia sẻ chiến lược của các quốc gia châu Á trong các kế hoạch phát triển tăng trưởng xanh.
Tiến sỹ Phạm Hoàng Mai, chuyên gia trong chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh cho rằng mục tiêu tăng trưởng xanh ở Việt Nam là tiến tới nền kinh tế carbon thấp, làm giàu vốn tự nhiên trở thành xu hướng chủ đạo trong phát triển kinh tế bền vững; giảm phát thải và tăng khả năng hấp thụ khí nhà kính dần trở thành chỉ tiêu bắt buộc và quan trọng trong phát triển kinh tế-xã hội.
Tiến sỹ Myung kyoon Lee, Viện Tăng trưởng toàn cầu Hàn Quốc đã đưa ra các hoạt động thúc đẩy sáng kiến phát triển tăng trưởng xanh ở Hàn Quốc. Đó là xây dựng chính sách tăng trưởng xanh lồng ghép vào sự phát triển kinh tế của quốc gia, như làm việc xanh; các khung thể chế về chính sách carbon thấp; tham gia vào các đối tác trong khu vực; xây dựng kế hoạch mục tiêu 5 năm đưa ra mục tiêu cụ thể, tăng khả năng độc lập, cải tạo chất lượng cuộc sống xanh.
Bên cạnh đó là các chính sách phù hợp để thu hút sự tham gia của mọi tổ chức, cá nhân; áp dụng chuẩn mực toàn cầu, tăng cường mối quan hệ công tư; xem xét chủ đề về các ngành khác nhau gồm tài nguyên nước, đa dạng sinh học, lâm nghiệp…xem các chỉ số của các ngành này tăng hay giảm, chính sách thuế, dựa trên cơ sở đó xây dựng một chính sách phù hợp phát triển tăng trưởng xanh.
Các đại biểu tập trung thảo luận và đề xuất các giải pháp hỗ trợ thực hiện, như tăng trưởng carbon thấp bằng cách nâng cao hiệu suất và hiệu quả sử dụng năng lượng, giảm mức tiêu hao năng lượng trong hoạt động sản xuất; thay đổi cơ cấu nhiên liệu trong công nghiệp và giao thông; thúc đẩy khai thác hiệu quả và tăng tỷ lệ năng lượng mới và năng lượng tái tạo trong sản xuất và tiêu dùng.
Về việc giảm phát thải khí nhà kính thông qua phát triển nông nghiệp hữu cơ bền vững; xanh hóa sản xuất…, các quốc gia cần đánh giá lại chiến lược phát triển; phải đảm bảo tăng trưởng xanh, các thách thức đặt ra để cùng nhau hướng tới phát triển tăng trưởng xanh bền vững.
Cho đến nay, Chiến lược tăng trưởng xanh ở Việt Nam vẫn đang trong quá trình thúc đẩy tái cấu trúc và hoàn thiện thể chế kinh tế theo hướng sử dụng hiệu quả hơn tài nguyên thiên nhiên, nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế, thông qua tăng cường đầu tư vào đổi mới công nghệ, vốn tự nhiên, công cụ kinh tế. Từ đó góp phần ứng phó với biến đổi khí hậu, giảm nghèo và đảm bảo phát triển kinh tế bền vững./.
Tiến sỹ Phạm Hoàng Mai, chuyên gia trong chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh cho rằng mục tiêu tăng trưởng xanh ở Việt Nam là tiến tới nền kinh tế carbon thấp, làm giàu vốn tự nhiên trở thành xu hướng chủ đạo trong phát triển kinh tế bền vững; giảm phát thải và tăng khả năng hấp thụ khí nhà kính dần trở thành chỉ tiêu bắt buộc và quan trọng trong phát triển kinh tế-xã hội.
Tiến sỹ Myung kyoon Lee, Viện Tăng trưởng toàn cầu Hàn Quốc đã đưa ra các hoạt động thúc đẩy sáng kiến phát triển tăng trưởng xanh ở Hàn Quốc. Đó là xây dựng chính sách tăng trưởng xanh lồng ghép vào sự phát triển kinh tế của quốc gia, như làm việc xanh; các khung thể chế về chính sách carbon thấp; tham gia vào các đối tác trong khu vực; xây dựng kế hoạch mục tiêu 5 năm đưa ra mục tiêu cụ thể, tăng khả năng độc lập, cải tạo chất lượng cuộc sống xanh.
Bên cạnh đó là các chính sách phù hợp để thu hút sự tham gia của mọi tổ chức, cá nhân; áp dụng chuẩn mực toàn cầu, tăng cường mối quan hệ công tư; xem xét chủ đề về các ngành khác nhau gồm tài nguyên nước, đa dạng sinh học, lâm nghiệp…xem các chỉ số của các ngành này tăng hay giảm, chính sách thuế, dựa trên cơ sở đó xây dựng một chính sách phù hợp phát triển tăng trưởng xanh.
Các đại biểu tập trung thảo luận và đề xuất các giải pháp hỗ trợ thực hiện, như tăng trưởng carbon thấp bằng cách nâng cao hiệu suất và hiệu quả sử dụng năng lượng, giảm mức tiêu hao năng lượng trong hoạt động sản xuất; thay đổi cơ cấu nhiên liệu trong công nghiệp và giao thông; thúc đẩy khai thác hiệu quả và tăng tỷ lệ năng lượng mới và năng lượng tái tạo trong sản xuất và tiêu dùng.
Về việc giảm phát thải khí nhà kính thông qua phát triển nông nghiệp hữu cơ bền vững; xanh hóa sản xuất…, các quốc gia cần đánh giá lại chiến lược phát triển; phải đảm bảo tăng trưởng xanh, các thách thức đặt ra để cùng nhau hướng tới phát triển tăng trưởng xanh bền vững.
Cho đến nay, Chiến lược tăng trưởng xanh ở Việt Nam vẫn đang trong quá trình thúc đẩy tái cấu trúc và hoàn thiện thể chế kinh tế theo hướng sử dụng hiệu quả hơn tài nguyên thiên nhiên, nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế, thông qua tăng cường đầu tư vào đổi mới công nghệ, vốn tự nhiên, công cụ kinh tế. Từ đó góp phần ứng phó với biến đổi khí hậu, giảm nghèo và đảm bảo phát triển kinh tế bền vững./.
Lý Thanh Hương (TTXVN)