Đến ngày 9/11, chiến dịch vận động trồng tỷ cây trên toàn cầu do Chương trình Môi trường Liên hợp quốc (UNEP) phát động đã trồng được 12 tỷ cây tại 193 quốc gia.
Cây thứ 12 tỷ đã được Quỹ châu Phi xanh (GAF) trồng tại Kenia.
Ấn Độ hiện đã trồng được 2,1 tỷ cây, tiếp đến là Ethiopia, Mexico và Thổ Nhĩ Kỳ.
UNEP phát động Chiến dịch trồng tỷ cây trên toàn cầu năm 2007 bắt nguồn từ hành động trồng cây của chủ nhân Giải thưởng Nobel Hòa bình Wangari Maathai nhằm cải thiện chất lượng cuộc sống của các cộng đồng dân cư thông qua lợi ích đa dạng do cây cung cấp.
Các lợi ích bao gồm hạn chế tác động của biến đổi khí hậu, thúc đẩy phát triển kinh tế địa phương thông qua cung cấp các sản phẩm như gỗ và các dịch vụ hệ sinh thái có giá trị như kiểm soát xói mòn đất, nâng cao độ phì nhiêu của đất… và nhiều giá trị văn hóa khác.
Chiến dịch này đã nhận được hưởng ứng tích cực của các nước thành viên Liên hợp quốc.
Trách nhiệm trồng cây thuộc về các cá nhân hoặc tổ chức cam kết trồng cây với chiến dịch thông qua việc đăng ký hiện trạng các điều kiện cây được trồng cũng như tác động của cây và hoạt động trồng cây được cập nhật cho Ban quản lý chiến dịch.
Theo số liệu của Tổ chức Lương Nông Liên hợp quốc (FAO), hơn 1 tỷ người trên thế giới hiện đang sống phụ thuộc vào rừng và ngành lâm nghiệp, hàng năm đóng góp 468 tỷ USD vào tổng sản phẩm nội địa toàn cầu./.
Cây thứ 12 tỷ đã được Quỹ châu Phi xanh (GAF) trồng tại Kenia.
Ấn Độ hiện đã trồng được 2,1 tỷ cây, tiếp đến là Ethiopia, Mexico và Thổ Nhĩ Kỳ.
UNEP phát động Chiến dịch trồng tỷ cây trên toàn cầu năm 2007 bắt nguồn từ hành động trồng cây của chủ nhân Giải thưởng Nobel Hòa bình Wangari Maathai nhằm cải thiện chất lượng cuộc sống của các cộng đồng dân cư thông qua lợi ích đa dạng do cây cung cấp.
Các lợi ích bao gồm hạn chế tác động của biến đổi khí hậu, thúc đẩy phát triển kinh tế địa phương thông qua cung cấp các sản phẩm như gỗ và các dịch vụ hệ sinh thái có giá trị như kiểm soát xói mòn đất, nâng cao độ phì nhiêu của đất… và nhiều giá trị văn hóa khác.
Chiến dịch này đã nhận được hưởng ứng tích cực của các nước thành viên Liên hợp quốc.
Trách nhiệm trồng cây thuộc về các cá nhân hoặc tổ chức cam kết trồng cây với chiến dịch thông qua việc đăng ký hiện trạng các điều kiện cây được trồng cũng như tác động của cây và hoạt động trồng cây được cập nhật cho Ban quản lý chiến dịch.
Theo số liệu của Tổ chức Lương Nông Liên hợp quốc (FAO), hơn 1 tỷ người trên thế giới hiện đang sống phụ thuộc vào rừng và ngành lâm nghiệp, hàng năm đóng góp 468 tỷ USD vào tổng sản phẩm nội địa toàn cầu./.
(TTXVN/Vietnam+)