Chiều 20/4, thư pháp gia Lê Thiên Lý đã hoàn tất viết 1.000 chữ “Long” (tức rồng) theo thể thư pháp bằng chữ Hán-Nôm trên chiếc đĩa gốm Chu Đậu lớn nhất Việt Nam, có đường kính 1,5m.
Đĩa có hai màu chủ đạo là màu men trắng ngà và các màu lam của các hoa văn họa tiết.
Nét đặc sắc nhất của chiếc đĩa Chu Đậu lớn nhất Việt Nam là 1.000 chữ “Long” được viết trực tiếp trên đĩa chính là 1.000 bức tranh ký họa về chân dung con người như anh bộ đội cầm súng bảo vệ Tổ quốc, anh lính hải quân với thuyền và biển, cô gái Hà Nội, con rồng bay lượn, con chim, con cá, con tôm, cây đàn, bông hoa.
Trên chiếc đĩa gốm sứ lớn nhất Việt Nam còn có các hoa văn truyền thống như hoa cúc, hoa dây là những nét đặc trưng của gốm Chu Đậu.
Ông Nguyễn Văn Lưu, Giám đốc Xí nghiệp gốm Chu Đậu (Nam Sách, Hải Dương) thuộc Tổng công ty thương mại Hà Nội (Hapro) cho biết, xuất phát từ thú chơi “nhất chữ, nhì tranh, tam sành, tứ cảnh” mà ông với thư pháp gia Lê Thiên Lý đã tìm được tiếng nói chung để cho ra một sản phẩm độc đáo này.Theo ông Lưu, cái khó nhất để tạo ra chiếc đĩa sứ có đường kính 1,5m là việc làm đất tạo xương gốm.
Cùng với “Con đường gốm sứ” ở bờ đê sông Hồng (Hà Nội), chiếc đĩa Chu Đậu lớn nhất Việt Nam này sẽ là một trong hai sản phẩm của gốm sứ mà các nghệ nhân dành cho Đại lễ 1.000 năm Thăng Long-Hà Nội.
Trước đó, thư pháp gia Lê Thiên Lý cũng đã hoàn thành 1.000 bức thư pháp chữ “Long” trên khổ giấy 21x32 với ý niệm dâng tặng Đại lễ 1.000 năm Thăng Long-Hà Nội./.
Đĩa có hai màu chủ đạo là màu men trắng ngà và các màu lam của các hoa văn họa tiết.
Nét đặc sắc nhất của chiếc đĩa Chu Đậu lớn nhất Việt Nam là 1.000 chữ “Long” được viết trực tiếp trên đĩa chính là 1.000 bức tranh ký họa về chân dung con người như anh bộ đội cầm súng bảo vệ Tổ quốc, anh lính hải quân với thuyền và biển, cô gái Hà Nội, con rồng bay lượn, con chim, con cá, con tôm, cây đàn, bông hoa.
Trên chiếc đĩa gốm sứ lớn nhất Việt Nam còn có các hoa văn truyền thống như hoa cúc, hoa dây là những nét đặc trưng của gốm Chu Đậu.
Ông Nguyễn Văn Lưu, Giám đốc Xí nghiệp gốm Chu Đậu (Nam Sách, Hải Dương) thuộc Tổng công ty thương mại Hà Nội (Hapro) cho biết, xuất phát từ thú chơi “nhất chữ, nhì tranh, tam sành, tứ cảnh” mà ông với thư pháp gia Lê Thiên Lý đã tìm được tiếng nói chung để cho ra một sản phẩm độc đáo này.Theo ông Lưu, cái khó nhất để tạo ra chiếc đĩa sứ có đường kính 1,5m là việc làm đất tạo xương gốm.
Cùng với “Con đường gốm sứ” ở bờ đê sông Hồng (Hà Nội), chiếc đĩa Chu Đậu lớn nhất Việt Nam này sẽ là một trong hai sản phẩm của gốm sứ mà các nghệ nhân dành cho Đại lễ 1.000 năm Thăng Long-Hà Nội.
Trước đó, thư pháp gia Lê Thiên Lý cũng đã hoàn thành 1.000 bức thư pháp chữ “Long” trên khổ giấy 21x32 với ý niệm dâng tặng Đại lễ 1.000 năm Thăng Long-Hà Nội./.
Văn Đức (Vietnam+)