"Chuyển biến thị trường bán lẻ - Cơ hội cho doanh nghiệp Việt" là nội dung Hội thảo do Hội doanh nghiệp hàng Việt Nam chất lượng cao phối hợp tổ chức chiều 12/7, tại Hà Nội, nhằm chia sẻ những bài học kinh nghiệm và cách xây dựng hệ thống bán lẻ từ các thương hiệu nổi tiếng như (Hapro, Pepsico, Khóa Việt Tiệp, Ace cook…) tới các doanh nghiệp Việt.
Theo nhận định của các chuyên gia trong lĩnh vực bán lẻ, người tiêu dùng Việt đang có xu hướng quen thuộc hơn với các kênh bán lẻ hiện đại như siêu thị vì mặt bằng giá, chất lượng tương đối trội hơn so với các kênh truyền thống.
Bên cạnh đó, thời gian qua, Chính phủ cũng đã có những hỗ trợ đắc lực cho các sản phẩm nội thông qua cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” với hệ thống các sự kiện, hội chợ lớn nhỏ trải dài từ Bắc vào Nam. Cuộc vận động này đã thay đổi suy nghĩ “sản phẩm Việt thường không bằng nhãn hiệu ngoại” của người tiêu dùng.
Cùng đó, mặc dù đứng thứ 14 trên bảng xếp hạng chỉ số phát triển của thị trường bán lẻ toàn cầu năm 2010 nhưng thị trường bán lẻ Việt Nam vẫn đầy hấp dẫn. Nền kinh tế Việt Nam có những thay đổi tích cực đối với thị trường bán lẻ: GDP năm 2010 tăng vượt mức 6%, cao hơn 2009.
Thêm vào đó, Chính phủ cũng có những chính sách hỗ trợ các nhà bán lẻ như gói kích cầu 143 tỉ đồng nhằm giảm thuế và lãi suất cho vay. Các nhóm hàng tạp hóa trở nên phổ biến hơn như: quần áo, điện máy và đồ gia dụng…Bên cạnh đó, thái độ người tiêu dùng trở nên quen thuộc hơn với các kênh bán lẻ hiện đại như siêu thị, đại siêu thị bán sỉ lẻ vì so sánh tương quan mặt bằng giá cả và chất lượng tương đối trội hơn các kênh truyền thống.
Bà Vũ Kim Hạnh, Chủ tịch Hội doanh nghiệp hàng Việt Nam chất lượng cao cho biết: Các doanh nghiệp đã khẳng định được vị trí của mình trên thị trường không phải cầm cự hàng tháng mà nhiều trong số đó phải cầm cự hàng tuần về doanh thu bán hàng. Hội thảo sẽ đưa ra các vấn đề mà các doanh nghiệp mắc phải để tháo gỡ nhằm góp phần xây dựng, phát triển và bảo vệ được mạng lưới thị trường bán lẻ; thông qua việc trao đổi kinh nghiệm và các kỹ năng thực tiễn.
Đặc biệt, thị trường bán lẻ sẽ ngày càng phát triển mạnh hơn vì xu hướng đô thị hóa đang phát triển; đồng thời, sự phổ biến của các dịch vụ truyền thông cũng tiếp sức cho các nhà bán lẻ quảng bá và tiếp cận với người tiêu dùng ở một mức độ sâu rộng hơn. Thêm vào đó, tình hình kinh tế Việt Nam đang có dấu hiệu hồi phục, các nhà bán lẻ lớn đều đẩy mạnh các chiến dịch khuyến mãi nhằm thu hút khách hàng và mở rộng thị phần.
Các chuyên gia kinh tế dự báo, thị trường bán lẻ sẽ phát triển ngày càng mạnh hơn vì xu hướng đô thị hóa đang phát triển đồng thời, sự phổ biến của các dịch vụ truyền thông cũng tiếp sức cho các nhà bán lẻ quảng bá và tiếp cận với người tiêu dùng ở mức độ sâu rộng hơn.
Tuy nhiên, với tình trạng lạm phát cao như hiện nay, được dự đoán vào mức 12% sẽ gây nhiều khó khăn cho các doanh nghiệp. Người tiêu dùng rất chú ý đến chỉ số giá tiêu dùng tăng cao và từ đó sẽ chọn mua những mặt hàng có giá trị cao về mặt tài chính./.
Theo nhận định của các chuyên gia trong lĩnh vực bán lẻ, người tiêu dùng Việt đang có xu hướng quen thuộc hơn với các kênh bán lẻ hiện đại như siêu thị vì mặt bằng giá, chất lượng tương đối trội hơn so với các kênh truyền thống.
Bên cạnh đó, thời gian qua, Chính phủ cũng đã có những hỗ trợ đắc lực cho các sản phẩm nội thông qua cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” với hệ thống các sự kiện, hội chợ lớn nhỏ trải dài từ Bắc vào Nam. Cuộc vận động này đã thay đổi suy nghĩ “sản phẩm Việt thường không bằng nhãn hiệu ngoại” của người tiêu dùng.
Cùng đó, mặc dù đứng thứ 14 trên bảng xếp hạng chỉ số phát triển của thị trường bán lẻ toàn cầu năm 2010 nhưng thị trường bán lẻ Việt Nam vẫn đầy hấp dẫn. Nền kinh tế Việt Nam có những thay đổi tích cực đối với thị trường bán lẻ: GDP năm 2010 tăng vượt mức 6%, cao hơn 2009.
Thêm vào đó, Chính phủ cũng có những chính sách hỗ trợ các nhà bán lẻ như gói kích cầu 143 tỉ đồng nhằm giảm thuế và lãi suất cho vay. Các nhóm hàng tạp hóa trở nên phổ biến hơn như: quần áo, điện máy và đồ gia dụng…Bên cạnh đó, thái độ người tiêu dùng trở nên quen thuộc hơn với các kênh bán lẻ hiện đại như siêu thị, đại siêu thị bán sỉ lẻ vì so sánh tương quan mặt bằng giá cả và chất lượng tương đối trội hơn các kênh truyền thống.
Bà Vũ Kim Hạnh, Chủ tịch Hội doanh nghiệp hàng Việt Nam chất lượng cao cho biết: Các doanh nghiệp đã khẳng định được vị trí của mình trên thị trường không phải cầm cự hàng tháng mà nhiều trong số đó phải cầm cự hàng tuần về doanh thu bán hàng. Hội thảo sẽ đưa ra các vấn đề mà các doanh nghiệp mắc phải để tháo gỡ nhằm góp phần xây dựng, phát triển và bảo vệ được mạng lưới thị trường bán lẻ; thông qua việc trao đổi kinh nghiệm và các kỹ năng thực tiễn.
Đặc biệt, thị trường bán lẻ sẽ ngày càng phát triển mạnh hơn vì xu hướng đô thị hóa đang phát triển; đồng thời, sự phổ biến của các dịch vụ truyền thông cũng tiếp sức cho các nhà bán lẻ quảng bá và tiếp cận với người tiêu dùng ở một mức độ sâu rộng hơn. Thêm vào đó, tình hình kinh tế Việt Nam đang có dấu hiệu hồi phục, các nhà bán lẻ lớn đều đẩy mạnh các chiến dịch khuyến mãi nhằm thu hút khách hàng và mở rộng thị phần.
Các chuyên gia kinh tế dự báo, thị trường bán lẻ sẽ phát triển ngày càng mạnh hơn vì xu hướng đô thị hóa đang phát triển đồng thời, sự phổ biến của các dịch vụ truyền thông cũng tiếp sức cho các nhà bán lẻ quảng bá và tiếp cận với người tiêu dùng ở mức độ sâu rộng hơn.
Tuy nhiên, với tình trạng lạm phát cao như hiện nay, được dự đoán vào mức 12% sẽ gây nhiều khó khăn cho các doanh nghiệp. Người tiêu dùng rất chú ý đến chỉ số giá tiêu dùng tăng cao và từ đó sẽ chọn mua những mặt hàng có giá trị cao về mặt tài chính./.
Uyên Hương (TTXVN/Vietnam+)