Đến thời điểm này đã có khoảng 20 ngân hàng chủ động công bố chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng năm 2012. Chủ yếu là các thành viên nhóm 1 và nhóm 2. Những ngân hàng ở nhóm 3 và nhóm 4 vẫn “im hơi, lặng tiếng.”
Người hân hoan…
Sau VIB nổ phát pháo đầu khi phấn khởi “khoe” mức chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng 17% vừa được giao, đến lượt Maritime Bank, MHB, MB cũng lần lượt công bố lọt vào nhóm 1 theo quy định của Ngân hàng Nhà nước với chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng năm 2012 là 17%.
Ông Bùi Thanh Hưng, Phó Tổng giám đốc MHB cho biết, MHB sẽ tập trung giải ngân cho doanh nghiệp sản xuất kinh doanh thuộc lĩnh vực nông nghiệp nông thôn. Các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực sản xuất kinh doanh lương thực, nuôi trồng chế biến thủy sản, kinh doanh phân bón, cao su, bột mỳ… cũng sẽ được ưu tiên.
Hạn mức tăng trưởng còn lại chủ yếu MHB sẽ tập trung nguồn vốn một cách có hiệu quả cho phát triển sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp thuộc các lĩnh vực khác, đóng góp vào sự phát triển kinh tế xã hội bền vững. Đồng thời MHB đang trình Thống đốc phê duyệt khoản vay tái cấp vốn 3.000 tỷ đồng để đầu tư vào các dự án phát triển hạ tầng nông thông các dự án nhà ở xã hội…
Theo ông Lê Công, Tổng giám đốc MB, ngay từ cuối năm 2011 khi Thống đốc có một số chỉ đạo định hướng phát triển ngành ngân hàng năm 2012, MB đã chủ động xây dựng kế hoạch 2012 trong đó dự kiến tăng trưởng tín dụng từ 15% - 17%. Trong thời gian tới, MB sẽ xây dựng các chính sách về lãi suất, sản phẩm phù hợp và thể hiện tinh thần chia sẻ, đồng hành cùng doanh nghiệp vượt khó trong đó có việc giảm lãi suất theo xu hướng chung của ngành.
“Với tỷ lệ tăng trưởng tín dụng là 17% trong năm nay, MB sẽ tập trung tín dụng cho lĩnh vực sản xuất là chính và các lĩnh vực khác như xuất khẩu thủy sản, nông nghiệp, công nghiệp. Trong đó, MB sẽ ưu tiên các khách hàng truyền thống, các doanh nghiệp vừa và nhỏ…Cụ thể, MB dự kiến dành nguồn dư nợ khoảng 4.000 tỷ đổng đồng cho lĩnh vực xuất khẩu, 2.000 tỷ đồng cho lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn và 2.000 tỷ đồng cho một số lĩnh vực về phân phối,” ông Lê Công cho biết như vậy.
Ngoài một số ngân hàng thương mại trên, danh sách các ngân hàng công bố lọt vào nhóm 1 còn có Agribank, Vietcombank, Vietinbank, BIDV, ACB, Eximbank, Sea Bank.
Trong lúc đó, một số ngân hàng được phân vào nhóm 2 với chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng năm 2012 không quá 15% cũng dần lộ diện. Theo một số thông tin, danh sách này hiện có NamABank, DaiABank, VP Bank, SHB, BAOVIET Bank, KienLong Bank, LienvietPost Bank.
Kẻ âm thầm…
Đối lập với nét hân hoan của những ngân hàng được xếp vào nhóm 1, 2 là nỗi lo của những ngân hàng nhỏ chưa nhận được chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng từ Ngân hàng Nhà nước.
Hoàn toàn dễ hiểu khi những ngân hàng chủ động thông tin về vị trí của mình đều thuộc nhóm 1 hoặc nhóm 2, như một lời khẳng định về chất lượng tín dụng cũng như uy tín, thương hiệu… Ngược lại, những ngân hàng cuối bảng thường ngại ngần khi phải thừa nhận. Nhiều lãnh đạo ngân hàng đã từ chối câu hỏi về mức tăng trưởng tín dụng được Ngân hàng Nhà nước giao cho năm nay (với lý do chưa nhận được); từ chối luôn cả câu hỏi về mục tiêu, kế hoạch doanh thu, lợi nhuận với lý do còn phải chờ ý kiến của đại hội cổ đông.
Chủ tịch Hội đồng quản trị một ngân hàng tại Hà Nội chia sẻ: Ngân hàng ông chưa nhận được văn bản theo Chỉ thị 01 của Ngân hàng Nhà nước. Tuy nhiên, nếu có được xếp hạng tốt ông cũng không công bố.
Theo đánh giá của các chuyên gia, đây là một biện pháp rất đáng chú ý. Nó sẽ gây sức ép để dẫn đến tái cơ cấu và sáp nhập.
Điều này cũng dễ hiểu bởi các ngân hàng bị liệt vào nhóm 4 vốn đã yếu kém sẽ càng gặp khó khăn hơn. Lợi nhuận các ngân hàng này phụ thuộc phần lớn vào hoạt động đi vay và cho vay nhưng giờ không được tăng trưởng tín dụng coi như khó có lãi.
Các chuyên gia ngân hàng cho rằng, trước mắt, những ngân hàng nhóm dưới này sẽ phải điều chỉnh lại kế hoạch kinh doanh bởi chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng thay đổi sẽ thay đổi kế hoạch kinh doanh đề ra trước đó. Rà soát các khoản nợ có thể thu hồi, tập trung vào vấn đề tái cấu trúc, tái tổ chức doanh nghiệp và giải quyết vấn đề thanh khoản.
Với những đồn đoán vụ "ngân hàng nhóm 4," mặc dù chưa thấy có ảnh hưởng nào rõ ràng nhưng chắc chắn sẽ có phần tác động tới hoạt động của một số ngân hàng có quy mô nhỏ nhưng hoạt động tốt.
Nhiều khả năng trong ít ngày tới, danh sách các ngân hàng thuộc nhóm 1 và nhóm 2 sẽ ngày càng được kéo dài hơn. Và lúc đó, thị trường không quá khó để tìm câu trả lời về các ngân hàng nhóm dưới.
Theo các chuyên gia ngân hàng, bản thân các ngân hàng, dù ở nhóm nào cũng sẽ phải báo cáo đại hội đồng cổ đông về hoạt động năm tới, trong đó không thể thiếu con số dự kiến về tăng trưởng tín dụng. Do đó, dù úp mở, thị trường cũng sẽ biết. Một trong những khả năng dễ xảy ra là cơ hội huy động vốn của những ngân hàng ở nhóm 4 có thể bị thu hẹp.
Mỗi ngân hàng, mỗi bài toán. Những ngân hàng thuộc nhóm 1 và nhóm 2 cũng vẫn đang phải tính toán nắn luồng tín dụng thế nào cho hiệu quả; còn những ngân hàng có hạn mức tín dụng thấp hơn, việc tính toán xem ra càng không đơn giản.
Tuy nhiên, theo Ngân hàng Nhà nước, các ngân hàng này vẫn được huy động và cho vay bằng cách cơ cấu lại các khoản nợ theo hướng tích cực hơn, tập trung thu hồi nợ cũ, nợ xấu, cho vay các khoản nợ mới theo hướng hiệu quả hơn. Dẫu vậy, việc cơ cấu và thu hồi các khoản nợ cũng không đơn giản./.
Người hân hoan…
Sau VIB nổ phát pháo đầu khi phấn khởi “khoe” mức chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng 17% vừa được giao, đến lượt Maritime Bank, MHB, MB cũng lần lượt công bố lọt vào nhóm 1 theo quy định của Ngân hàng Nhà nước với chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng năm 2012 là 17%.
Ông Bùi Thanh Hưng, Phó Tổng giám đốc MHB cho biết, MHB sẽ tập trung giải ngân cho doanh nghiệp sản xuất kinh doanh thuộc lĩnh vực nông nghiệp nông thôn. Các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực sản xuất kinh doanh lương thực, nuôi trồng chế biến thủy sản, kinh doanh phân bón, cao su, bột mỳ… cũng sẽ được ưu tiên.
Hạn mức tăng trưởng còn lại chủ yếu MHB sẽ tập trung nguồn vốn một cách có hiệu quả cho phát triển sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp thuộc các lĩnh vực khác, đóng góp vào sự phát triển kinh tế xã hội bền vững. Đồng thời MHB đang trình Thống đốc phê duyệt khoản vay tái cấp vốn 3.000 tỷ đồng để đầu tư vào các dự án phát triển hạ tầng nông thông các dự án nhà ở xã hội…
Theo ông Lê Công, Tổng giám đốc MB, ngay từ cuối năm 2011 khi Thống đốc có một số chỉ đạo định hướng phát triển ngành ngân hàng năm 2012, MB đã chủ động xây dựng kế hoạch 2012 trong đó dự kiến tăng trưởng tín dụng từ 15% - 17%. Trong thời gian tới, MB sẽ xây dựng các chính sách về lãi suất, sản phẩm phù hợp và thể hiện tinh thần chia sẻ, đồng hành cùng doanh nghiệp vượt khó trong đó có việc giảm lãi suất theo xu hướng chung của ngành.
“Với tỷ lệ tăng trưởng tín dụng là 17% trong năm nay, MB sẽ tập trung tín dụng cho lĩnh vực sản xuất là chính và các lĩnh vực khác như xuất khẩu thủy sản, nông nghiệp, công nghiệp. Trong đó, MB sẽ ưu tiên các khách hàng truyền thống, các doanh nghiệp vừa và nhỏ…Cụ thể, MB dự kiến dành nguồn dư nợ khoảng 4.000 tỷ đổng đồng cho lĩnh vực xuất khẩu, 2.000 tỷ đồng cho lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn và 2.000 tỷ đồng cho một số lĩnh vực về phân phối,” ông Lê Công cho biết như vậy.
Ngoài một số ngân hàng thương mại trên, danh sách các ngân hàng công bố lọt vào nhóm 1 còn có Agribank, Vietcombank, Vietinbank, BIDV, ACB, Eximbank, Sea Bank.
Trong lúc đó, một số ngân hàng được phân vào nhóm 2 với chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng năm 2012 không quá 15% cũng dần lộ diện. Theo một số thông tin, danh sách này hiện có NamABank, DaiABank, VP Bank, SHB, BAOVIET Bank, KienLong Bank, LienvietPost Bank.
Kẻ âm thầm…
Đối lập với nét hân hoan của những ngân hàng được xếp vào nhóm 1, 2 là nỗi lo của những ngân hàng nhỏ chưa nhận được chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng từ Ngân hàng Nhà nước.
Hoàn toàn dễ hiểu khi những ngân hàng chủ động thông tin về vị trí của mình đều thuộc nhóm 1 hoặc nhóm 2, như một lời khẳng định về chất lượng tín dụng cũng như uy tín, thương hiệu… Ngược lại, những ngân hàng cuối bảng thường ngại ngần khi phải thừa nhận. Nhiều lãnh đạo ngân hàng đã từ chối câu hỏi về mức tăng trưởng tín dụng được Ngân hàng Nhà nước giao cho năm nay (với lý do chưa nhận được); từ chối luôn cả câu hỏi về mục tiêu, kế hoạch doanh thu, lợi nhuận với lý do còn phải chờ ý kiến của đại hội cổ đông.
Chủ tịch Hội đồng quản trị một ngân hàng tại Hà Nội chia sẻ: Ngân hàng ông chưa nhận được văn bản theo Chỉ thị 01 của Ngân hàng Nhà nước. Tuy nhiên, nếu có được xếp hạng tốt ông cũng không công bố.
Theo đánh giá của các chuyên gia, đây là một biện pháp rất đáng chú ý. Nó sẽ gây sức ép để dẫn đến tái cơ cấu và sáp nhập.
Điều này cũng dễ hiểu bởi các ngân hàng bị liệt vào nhóm 4 vốn đã yếu kém sẽ càng gặp khó khăn hơn. Lợi nhuận các ngân hàng này phụ thuộc phần lớn vào hoạt động đi vay và cho vay nhưng giờ không được tăng trưởng tín dụng coi như khó có lãi.
Các chuyên gia ngân hàng cho rằng, trước mắt, những ngân hàng nhóm dưới này sẽ phải điều chỉnh lại kế hoạch kinh doanh bởi chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng thay đổi sẽ thay đổi kế hoạch kinh doanh đề ra trước đó. Rà soát các khoản nợ có thể thu hồi, tập trung vào vấn đề tái cấu trúc, tái tổ chức doanh nghiệp và giải quyết vấn đề thanh khoản.
Với những đồn đoán vụ "ngân hàng nhóm 4," mặc dù chưa thấy có ảnh hưởng nào rõ ràng nhưng chắc chắn sẽ có phần tác động tới hoạt động của một số ngân hàng có quy mô nhỏ nhưng hoạt động tốt.
Nhiều khả năng trong ít ngày tới, danh sách các ngân hàng thuộc nhóm 1 và nhóm 2 sẽ ngày càng được kéo dài hơn. Và lúc đó, thị trường không quá khó để tìm câu trả lời về các ngân hàng nhóm dưới.
Theo các chuyên gia ngân hàng, bản thân các ngân hàng, dù ở nhóm nào cũng sẽ phải báo cáo đại hội đồng cổ đông về hoạt động năm tới, trong đó không thể thiếu con số dự kiến về tăng trưởng tín dụng. Do đó, dù úp mở, thị trường cũng sẽ biết. Một trong những khả năng dễ xảy ra là cơ hội huy động vốn của những ngân hàng ở nhóm 4 có thể bị thu hẹp.
Mỗi ngân hàng, mỗi bài toán. Những ngân hàng thuộc nhóm 1 và nhóm 2 cũng vẫn đang phải tính toán nắn luồng tín dụng thế nào cho hiệu quả; còn những ngân hàng có hạn mức tín dụng thấp hơn, việc tính toán xem ra càng không đơn giản.
Tuy nhiên, theo Ngân hàng Nhà nước, các ngân hàng này vẫn được huy động và cho vay bằng cách cơ cấu lại các khoản nợ theo hướng tích cực hơn, tập trung thu hồi nợ cũ, nợ xấu, cho vay các khoản nợ mới theo hướng hiệu quả hơn. Dẫu vậy, việc cơ cấu và thu hồi các khoản nợ cũng không đơn giản./.
Minh Thúy (Vietnam+)