Sự thành đạt của các nữ doanh nhân, chính khách, nhà khoa học... trong những năm gần đây đang cho thấy sức mạnh nội lực của người phụ nữ Việt cũng như khẳng định nỗ lực của Việt Nam trong thực hiện bình đẳng giới.
Ở nghị trường, qua mỗi kỳ họp, sự thấp thoáng của các tà áo dài của nữ đại biểu luôn gợi niềm hy vọng, tự hào với cử tri cả nước và với riêng những người phụ nữ.
Với 25% đại biểu Quốc hội là nữ, hiện Việt Nam đã dẫn đầu khu vực ASEAN về điều này. Mục tiêu của Quốc hội khóa XIII, sẽ được bầu cử vào ngày 22/5 tới, là đưa tỷ lệ này lên 30%.
Trước thềm bầu cử Quốc hội khóa XIII, phóng viên Vietnam+ đã có cuộc trò chuyện với bà Nguyễn Thị Thanh Hòa, Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam xung quanh vấn đề này.
- Hiện nay, Việt Nam có 25% đại biểu nữ, khóa XIII phấn đấu đạt 30%. Hội đánh giá thế nào về tỷ lệ này và sự tăng dần đại biểu nữ qua các kỳ bầu cử?
Bà Nguyễn Thị Thanh Hòa: Tỷ lệ phấn đấu đạt 30% nữ đại biểu Quốc hội khóa XIII cũng đã được đặt ra trong nhiều nhiệm kỳ trước. Điều đó thể hiện điều rất lớn sự quan tâm, quyết tâm của Đảng, nhà nước, chính phủ và toàn xã hội trong mục tiêu thực hiện bình đẳng giới và sự tiến bộ của phụ nữ Việt Nam. Hơn nữa, càng ngày vị trí và năng lực của phụ nữ không ngừng nâng lên, được Đảng, Nhà nước và toàn xã hội đánh giá cao.
Hiện nay, phụ nữ ngày càng có mặt trong tất cả lĩnh vực nào, tỷ lệ nữ giới tham gia kinh tế chiếm 83%, tỷ lệ biết đọc biết viết hơn 90%, gần bằng nam giới và cao trong khu vực.
- Xin bà cho biết những hoạt động của Hội trong việc động viên, định hướng cho phụ nữ nhận thức được năng lực, vai trò quan trọng của mình trong đời sống kinh tế, chính trị “giỏi việc nước đảm việc nhà” để họ tự tin, mạnh dạn tự đứng ra ứng cử?
Bà Nguyễn Thị Thanh Hòa: : Vì quyền lợi, tiến bộ của phụ nữ Việt Nam và mục tiêu bình đẳng giới, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam là tham mưu với Đảng, Nhà nước đề ra nghị quyết 11 của Bộ Chính trị, hoàn thiện chính sách về công tác phụ nữ trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam là cơ quan được giao chủ trì trình luật bình đẳng giới, lần đầu tiên có ở Việt Nam. Hiện luật đã được Quốc hội thông qua và dần đi vào thực tiễn cuộc sống.
Tôi cho rằng chỉ tiêu bình đảng giới được Bộ Chính trị đặt ra rất quyết liệt, đến 2020 Việt Nam phấn đấu thành quốc gia đạt thành tựu bình đẳng giới nhất khu vực, tỷ lệ nữ các cơ quan dân cử đạt 35% trở lên, đơn vị lao động nữ có từ 30% phải có được lãnh đạo chủ chốt là nữ , tỷ lệ nữ cấp ủy đạt từ 25% trở lên.
Hội đã đứng ra tổ chức nhiều hoạt động tạo điều kiện, hỗ trợ chị em phụ nữ tự tin hơn, phấn đấu hơn nữa đáp ứng nhu cầu của thời kỳ mới của Đất nước. Như đẩy mạnh về truyền thông về bình đẳng giới để xã hội có cái nhìn mới, đúng đắn về vài trò và chỗ đứng của phụ nữ trong xã hội hiện đại.
Riêng với chị em phụ nữ, Hội luôn cố gắng động viên, định hướng để đẩy lùi tâm lý tự ti vốn đã đè nặng, để họ ý thức được năng lực, giá trị ngày càng quan trọng của mình ở ngoài xã hội. Bên cạnh đó, Hội cũng sát cánh bên chị em phụ nữ hỗ trợ, chia sẻ những gánh nặng của phụ nữ trong đời sống gia đình, hướng chị em đến lịch sử tự hào của phụ nữ Việt Nam trong thời chiến, ở mặt trận kinh tế, chính trường... để rèn luyện phấn đấu về trách nhiệm kế thừa truyền thống phụ nữ Việt Nam qua các thế hệ “giỏi việc nước đảm việc nhà.”
- Trước thềm bầu cử Quốc hội khóa XIII, Hội đã có những chương trình cụ thể nào để tuyên truyền, vận động cho các nữ ứng cử viên?
Bà Nguyễn Thị Thanh Hòa: Ở các kỳ bầu cử, Hội chủ động phát hiện các chị em phụ nữ có đầy đủ điều kiện, năng lực để tham gia các hoạt động, tổ chức, vị trí lãnh đạo quản lý của bộ máy nhà nước.
Trước thềm bầu cử, Hội đã tổ chức các chương trình tập huấn cho những nữ ứng cử viên lần đầu tham gia ứng cử. Cụ thể, ở khóa XIII, Hội đã phối hợp với cơ quan phát triển của Tây Ban Nha tập huấn, đào tạo được 100% ứng cử viên nữ tham gia lần đầu ở 63 tỉnh, thành trên cả nước.
Nội dung tập huấn chủ yếu giúp chị em phụ nữ biết cách xây dựng chương trình hành động đi vận động bầu cử và những kỹ năng thể hiện, trình bày trước cử tri về năng lực xã hội, bản lĩnh chính trị và nguyện vọng được trở thành người đại diện cho cử tri và chị em phụ nữ.
Bên cạnh đó, Hội cũng chuẩn bị đầy đủ các tài liệu tuyên truyền, tờ rơi về bầu cử để giúp chị em ứng cử viên và cử tri về quyền đi bầu cử và nhận thức đúng những đóng góp và vai trò của phụ nữ để có lựa chọn chính xác, tin tưởng, góp phần thành công chúng của kỳ bầu cử.
- Bà đánh giá thế nào vệ vai trò, ý nghĩa sự góp mặt của những nữ đại biểu Quốc hội qua các kỳ bầu cử trong đời sống xã hội nói chung và với phụ nữ Việt Nam nói riêng?
Bà Nguyễn Thị Thanh Hòa: Nhìn lại các kỳ bầu cử Quốc hội càng thấy rõ vai trò, mối liên hệ chặt chẽ, mật thiết giữa những nữ Đại biểu Quốc hội với chị em phụ nữ. Những đại biểu nữ cũng nhận thức ngày càng lớn vai trò nặng nề của mình bảo vệ quyền lợi của phụ nữ, hiểu được tâm tư nguyện vọng để sứng đáng là đại diện của nữ giới tham gia vào cơ quan quyền lực lớn nhất của nhà nước.
Vị trí, nhu cầu khẳng định mình của phụ nữ trên mọi mặt trận đời sống hiện đại ngày càng lớn. Tuy nhiên, chất lượng phụ nữ là giáo sư, tiến sỹ... hiện nay chiếm tỷ lệ vẫn còn thấp chứng tỏ những gánh nặng, trở ngại về gia đình, xã hội trên đôi vai phụ nữ còn lớn, trong khi chính sách tạo điều kiện, hỗ trợ phụ nữ vẫn chịu mặt bằng như nam giới.
Sự có mặt của người đại diện cho nữ giới trong cơ quan quyền lực cao nhất nhà nước, Hôi đồng Nhân dân các cấp sẽ góp phần tích cực vào việc tham mưu, thực hiện những chính sách bình đẳng giới/.
Xin chân thành cảm ơn!
Ở nghị trường, qua mỗi kỳ họp, sự thấp thoáng của các tà áo dài của nữ đại biểu luôn gợi niềm hy vọng, tự hào với cử tri cả nước và với riêng những người phụ nữ.
Với 25% đại biểu Quốc hội là nữ, hiện Việt Nam đã dẫn đầu khu vực ASEAN về điều này. Mục tiêu của Quốc hội khóa XIII, sẽ được bầu cử vào ngày 22/5 tới, là đưa tỷ lệ này lên 30%.
Trước thềm bầu cử Quốc hội khóa XIII, phóng viên Vietnam+ đã có cuộc trò chuyện với bà Nguyễn Thị Thanh Hòa, Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam xung quanh vấn đề này.
- Hiện nay, Việt Nam có 25% đại biểu nữ, khóa XIII phấn đấu đạt 30%. Hội đánh giá thế nào về tỷ lệ này và sự tăng dần đại biểu nữ qua các kỳ bầu cử?
Bà Nguyễn Thị Thanh Hòa: Tỷ lệ phấn đấu đạt 30% nữ đại biểu Quốc hội khóa XIII cũng đã được đặt ra trong nhiều nhiệm kỳ trước. Điều đó thể hiện điều rất lớn sự quan tâm, quyết tâm của Đảng, nhà nước, chính phủ và toàn xã hội trong mục tiêu thực hiện bình đẳng giới và sự tiến bộ của phụ nữ Việt Nam. Hơn nữa, càng ngày vị trí và năng lực của phụ nữ không ngừng nâng lên, được Đảng, Nhà nước và toàn xã hội đánh giá cao.
Hiện nay, phụ nữ ngày càng có mặt trong tất cả lĩnh vực nào, tỷ lệ nữ giới tham gia kinh tế chiếm 83%, tỷ lệ biết đọc biết viết hơn 90%, gần bằng nam giới và cao trong khu vực.
- Xin bà cho biết những hoạt động của Hội trong việc động viên, định hướng cho phụ nữ nhận thức được năng lực, vai trò quan trọng của mình trong đời sống kinh tế, chính trị “giỏi việc nước đảm việc nhà” để họ tự tin, mạnh dạn tự đứng ra ứng cử?
Bà Nguyễn Thị Thanh Hòa: : Vì quyền lợi, tiến bộ của phụ nữ Việt Nam và mục tiêu bình đẳng giới, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam là tham mưu với Đảng, Nhà nước đề ra nghị quyết 11 của Bộ Chính trị, hoàn thiện chính sách về công tác phụ nữ trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam là cơ quan được giao chủ trì trình luật bình đẳng giới, lần đầu tiên có ở Việt Nam. Hiện luật đã được Quốc hội thông qua và dần đi vào thực tiễn cuộc sống.
Tôi cho rằng chỉ tiêu bình đảng giới được Bộ Chính trị đặt ra rất quyết liệt, đến 2020 Việt Nam phấn đấu thành quốc gia đạt thành tựu bình đẳng giới nhất khu vực, tỷ lệ nữ các cơ quan dân cử đạt 35% trở lên, đơn vị lao động nữ có từ 30% phải có được lãnh đạo chủ chốt là nữ , tỷ lệ nữ cấp ủy đạt từ 25% trở lên.
Hội đã đứng ra tổ chức nhiều hoạt động tạo điều kiện, hỗ trợ chị em phụ nữ tự tin hơn, phấn đấu hơn nữa đáp ứng nhu cầu của thời kỳ mới của Đất nước. Như đẩy mạnh về truyền thông về bình đẳng giới để xã hội có cái nhìn mới, đúng đắn về vài trò và chỗ đứng của phụ nữ trong xã hội hiện đại.
Riêng với chị em phụ nữ, Hội luôn cố gắng động viên, định hướng để đẩy lùi tâm lý tự ti vốn đã đè nặng, để họ ý thức được năng lực, giá trị ngày càng quan trọng của mình ở ngoài xã hội. Bên cạnh đó, Hội cũng sát cánh bên chị em phụ nữ hỗ trợ, chia sẻ những gánh nặng của phụ nữ trong đời sống gia đình, hướng chị em đến lịch sử tự hào của phụ nữ Việt Nam trong thời chiến, ở mặt trận kinh tế, chính trường... để rèn luyện phấn đấu về trách nhiệm kế thừa truyền thống phụ nữ Việt Nam qua các thế hệ “giỏi việc nước đảm việc nhà.”
- Trước thềm bầu cử Quốc hội khóa XIII, Hội đã có những chương trình cụ thể nào để tuyên truyền, vận động cho các nữ ứng cử viên?
Bà Nguyễn Thị Thanh Hòa: Ở các kỳ bầu cử, Hội chủ động phát hiện các chị em phụ nữ có đầy đủ điều kiện, năng lực để tham gia các hoạt động, tổ chức, vị trí lãnh đạo quản lý của bộ máy nhà nước.
Trước thềm bầu cử, Hội đã tổ chức các chương trình tập huấn cho những nữ ứng cử viên lần đầu tham gia ứng cử. Cụ thể, ở khóa XIII, Hội đã phối hợp với cơ quan phát triển của Tây Ban Nha tập huấn, đào tạo được 100% ứng cử viên nữ tham gia lần đầu ở 63 tỉnh, thành trên cả nước.
Nội dung tập huấn chủ yếu giúp chị em phụ nữ biết cách xây dựng chương trình hành động đi vận động bầu cử và những kỹ năng thể hiện, trình bày trước cử tri về năng lực xã hội, bản lĩnh chính trị và nguyện vọng được trở thành người đại diện cho cử tri và chị em phụ nữ.
Bên cạnh đó, Hội cũng chuẩn bị đầy đủ các tài liệu tuyên truyền, tờ rơi về bầu cử để giúp chị em ứng cử viên và cử tri về quyền đi bầu cử và nhận thức đúng những đóng góp và vai trò của phụ nữ để có lựa chọn chính xác, tin tưởng, góp phần thành công chúng của kỳ bầu cử.
- Bà đánh giá thế nào vệ vai trò, ý nghĩa sự góp mặt của những nữ đại biểu Quốc hội qua các kỳ bầu cử trong đời sống xã hội nói chung và với phụ nữ Việt Nam nói riêng?
Bà Nguyễn Thị Thanh Hòa: Nhìn lại các kỳ bầu cử Quốc hội càng thấy rõ vai trò, mối liên hệ chặt chẽ, mật thiết giữa những nữ Đại biểu Quốc hội với chị em phụ nữ. Những đại biểu nữ cũng nhận thức ngày càng lớn vai trò nặng nề của mình bảo vệ quyền lợi của phụ nữ, hiểu được tâm tư nguyện vọng để sứng đáng là đại diện của nữ giới tham gia vào cơ quan quyền lực lớn nhất của nhà nước.
Vị trí, nhu cầu khẳng định mình của phụ nữ trên mọi mặt trận đời sống hiện đại ngày càng lớn. Tuy nhiên, chất lượng phụ nữ là giáo sư, tiến sỹ... hiện nay chiếm tỷ lệ vẫn còn thấp chứng tỏ những gánh nặng, trở ngại về gia đình, xã hội trên đôi vai phụ nữ còn lớn, trong khi chính sách tạo điều kiện, hỗ trợ phụ nữ vẫn chịu mặt bằng như nam giới.
Sự có mặt của người đại diện cho nữ giới trong cơ quan quyền lực cao nhất nhà nước, Hôi đồng Nhân dân các cấp sẽ góp phần tích cực vào việc tham mưu, thực hiện những chính sách bình đẳng giới/.
Xin chân thành cảm ơn!
Đặng Thị (Vietnam+)