Chỉ số chứng khoán Nikkei của Nhật Bản ngày 8/3 đã trở về mức giao dịch cuối phiên thời điểm ngay trước khi Ngân hàng đầu tư Lehman Brothers của Mỹ sụp đổ cách đây gần nửa thập kỷ trong bối cảnh sự trượt giá của đồng yen đã tiếp thêm kỳ vọng về kết quả kinh doanh sáng sủa cho các nhà xuất khẩu Nhật Bản.
Chỉ số Nikkei 225 vào thời điểm đóng cửa giao dịch đã tăng 315,54 yen lên mức 12.283,62 yen, mức cao nhất trong suốt 4 năm 5 tháng qua nhờ sự gia tăng mạnh mẽ của các cổ phiếu liên quan đến lĩnh vực xuất khẩu trong bối cảnh đồng USD tăng lên mức trên 95 yen, khiến giới đầu tư kỳ vọng vào sự phục hồi của kinh tế Mỹ sau các dữ liệu khả quan về tình hình việc làm.
Chỉ số Nikkei 225 đã vượt qua mức đóng cửa phiên giao dịch ngày 12/9/2008 là 12.214 yen ngay trước thời điểm Ngân hàng Lehman Brothers sụp đổ. Chỉ số TOPIX của tất cả các mã Khu vực 1 trên Sàn Giao dịch Tokyo đều tăng 16,15 điểm lên mức 1.020,50.
Chuyên gia về chiến lược Tsuyoshi Nomaguchi cho biết: “Thị trường đã khởi sắc khi các nhà đầu tư hào hứng trước pha lập kỷ lục của chỉ số bình quân công nghiệp Dow Jones trong ngày thứ ba liên tiếp đi kèm với đà rớt giá của đồng yen.”
Giới đầu tư chứng khoán cũng gia tăng sức mua sau khi Bộ Tài chính Nhật Bản vừa thông báo trước giờ khai mạc phiên giao dịch trong ngày rằng thâm hụt tài khoản vãng lai của Nhật Bản trong tháng thứ ba liên tiếp kể từ tháng 1/2013, đồng thời xuất hiện đồn đoán rằng xu hướng giảm giá của đồng yen sẽ còn tiếp diễn.
Ông Nomaguchi cho rằng tâm lý thị trường càng thêm hứng khởi sau khi chính phủ Nhật Bản công bố dữ liệu tổng sản phẩm quốc nội (GDP) trong ba tháng đầu năm tính từ tháng 12/2012 tăng 0,2% so với đánh giá sơ bộ ban đầu là 0,4%.
Các mã xuất khẩu của Nhật Bản đều tăng điểm mạnh mẽ, trong đó, Mazda Motor tăng 14 yen, tương đương 4,8%, lên 307 yen, Công ty Công nghiệp nặng Fuji tăng 70 yen, 4,9%, lên 1.497 yen trong khi hãng lốp xe Bridgestone tăng tới 140 yen, 4,5%, lên mức 3.230 yen. Hãng sản xuất máy ảnh và thiết bị y tế Olympus cũng kiếm được 84 yen, 3,8%, lên mức 2.294 yen và hãng sản xuất vi mạch điện tử Advantest thu về 55 yen, 4,1%, lên mức 1.394 yen.
Trong khi đó, cổ phiếu của các công ty điện lực lại mất giá, trong đó Công ty điện lực Tokyo (TEPCO) bị ảnh hưởng tiêu cực bởi tình trạng đồng yen giảm giá sụt mất 2 yen, 0,9%, xuống 217 yen và Công ty điện lực Kansai (KEPCO) rớt 9 yen, 1,2%, xuống còn 770 yen.
Đặc biệt, nhân tố khiến tỷ giá Nikkei có thay đổi mạnh mẽ là chứng khoán của hãng Fast Retailing, công ty sở hữu nhãn hiệu hàng may mặc Uniqlo, đánh dấu mức tăng ấn tượng 2.310 yen, tương đương 8,1%, lên mức 31.000 yen.
Dẫn đầu các mã giành điểm bao gồm các công ty lốp xe, tài chính và vận tải trong khi các mã giảm giá tập trung ở các công ty điện lực, hàng không, thủy sản và lâm sản./.
Chỉ số Nikkei 225 vào thời điểm đóng cửa giao dịch đã tăng 315,54 yen lên mức 12.283,62 yen, mức cao nhất trong suốt 4 năm 5 tháng qua nhờ sự gia tăng mạnh mẽ của các cổ phiếu liên quan đến lĩnh vực xuất khẩu trong bối cảnh đồng USD tăng lên mức trên 95 yen, khiến giới đầu tư kỳ vọng vào sự phục hồi của kinh tế Mỹ sau các dữ liệu khả quan về tình hình việc làm.
Chỉ số Nikkei 225 đã vượt qua mức đóng cửa phiên giao dịch ngày 12/9/2008 là 12.214 yen ngay trước thời điểm Ngân hàng Lehman Brothers sụp đổ. Chỉ số TOPIX của tất cả các mã Khu vực 1 trên Sàn Giao dịch Tokyo đều tăng 16,15 điểm lên mức 1.020,50.
Chuyên gia về chiến lược Tsuyoshi Nomaguchi cho biết: “Thị trường đã khởi sắc khi các nhà đầu tư hào hứng trước pha lập kỷ lục của chỉ số bình quân công nghiệp Dow Jones trong ngày thứ ba liên tiếp đi kèm với đà rớt giá của đồng yen.”
Giới đầu tư chứng khoán cũng gia tăng sức mua sau khi Bộ Tài chính Nhật Bản vừa thông báo trước giờ khai mạc phiên giao dịch trong ngày rằng thâm hụt tài khoản vãng lai của Nhật Bản trong tháng thứ ba liên tiếp kể từ tháng 1/2013, đồng thời xuất hiện đồn đoán rằng xu hướng giảm giá của đồng yen sẽ còn tiếp diễn.
Ông Nomaguchi cho rằng tâm lý thị trường càng thêm hứng khởi sau khi chính phủ Nhật Bản công bố dữ liệu tổng sản phẩm quốc nội (GDP) trong ba tháng đầu năm tính từ tháng 12/2012 tăng 0,2% so với đánh giá sơ bộ ban đầu là 0,4%.
Các mã xuất khẩu của Nhật Bản đều tăng điểm mạnh mẽ, trong đó, Mazda Motor tăng 14 yen, tương đương 4,8%, lên 307 yen, Công ty Công nghiệp nặng Fuji tăng 70 yen, 4,9%, lên 1.497 yen trong khi hãng lốp xe Bridgestone tăng tới 140 yen, 4,5%, lên mức 3.230 yen. Hãng sản xuất máy ảnh và thiết bị y tế Olympus cũng kiếm được 84 yen, 3,8%, lên mức 2.294 yen và hãng sản xuất vi mạch điện tử Advantest thu về 55 yen, 4,1%, lên mức 1.394 yen.
Trong khi đó, cổ phiếu của các công ty điện lực lại mất giá, trong đó Công ty điện lực Tokyo (TEPCO) bị ảnh hưởng tiêu cực bởi tình trạng đồng yen giảm giá sụt mất 2 yen, 0,9%, xuống 217 yen và Công ty điện lực Kansai (KEPCO) rớt 9 yen, 1,2%, xuống còn 770 yen.
Đặc biệt, nhân tố khiến tỷ giá Nikkei có thay đổi mạnh mẽ là chứng khoán của hãng Fast Retailing, công ty sở hữu nhãn hiệu hàng may mặc Uniqlo, đánh dấu mức tăng ấn tượng 2.310 yen, tương đương 8,1%, lên mức 31.000 yen.
Dẫn đầu các mã giành điểm bao gồm các công ty lốp xe, tài chính và vận tải trong khi các mã giảm giá tập trung ở các công ty điện lực, hàng không, thủy sản và lâm sản./.
Hữu Thắng/Tokyo (Vietnam+)