Sau ba quý giảm liên tiếp, chỉ số niềm tin kinh doanh (BCI) quý 3/2011 đã phục hồi mạnh mẽ với 123 điểm, tăng 35 điểm so với quý 2/2011.
Đây là tín hiệu tốt cho thấy niềm tin kinh doanh của doanh nghiệp đã bắt đầu được khôi phục trước những tiến triển khả quan của nền kinh tế.
Kết quả khảo sát vừa được thực hiện tại 200 doanh nghiệp thuộc 11 lĩnh vực ngành nghề chủ chốt của Việt Nam (trong đó doanh nghiệp vừa và nhỏ chiếm gần 80%) cho thấy sự giảm tốc của giá tiêu dùng trong tháng Chín và các tác động tâm lý đến từ chính sách của Ngân hàng Nhà nước trong việc ổn định tỷ giá giữa đồng USD/VND và hạ lãi suất cho vay... đã bước đầu mang đến sự lạc quan cho các doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Cụ thể, gần 47% doanh nghiệp cho rằng nền kinh tế chung của Việt Nam hiện nay đã tốt hơn và 70% doanh nghiệp tin rằng tình hình kinh tế sẽ tốt hơn trong năm tới.
So với kết quả của quý 2, số doanh nghiệp có quan điểm lạc quan về tình hình kinh tế hiện tại đã tăng 9,2% và số các doanh nghiệp có quan điểm thận trọng giảm gần 2,4%; số doanh nghiệp có quan điểm lạc quan về tình hình kinh tế năm 2012 tăng 17,24% và số doanh nghiệp có quan điểm thận trọng và bi quan có tỷ lệ giảm lần lượt là 14,51% và 2,74%.
Với niềm tin kinh doanh phục hồi mạnh mẽ, gần 47,5% doanh nghiệp khẳng định đang có kế hoạch tuyển dụng thêm lao động, 48% doanh nghiệp có kế hoạch đầu tư ; 74% doanh nghiệp tin tưởng doanh thu sẽ tăng trong vòng 12 tới và 72,5% doanh nghiệp lạc quan vào sự tăng trưởng lợi nhuận trong 12 tháng đây.
Tuy nhiên, bên cạnh tâm lý lạc quan, nhiều doanh nghiệp được khảo sát cũng bày tỏ thận trọng trước những diễn biến khó đoán định của nền kinh tế.
Vì vậy, có tới 41,5% doanh nghiệp cho biết sẽ không tuyển dụng thêm lao động và 11% doanh nghiệp sẽ giảm số lượng lao động trong 12 tháng tới đây.
60% doanh nghiệp cũng cho hay lượng hàng hóa tồn kho của doanh nghiệp đang ở mức trung bình và trên trung bình đang làm tăng chi phí sản xuất; thêm vào đó, lạm phát và giá nguyên vật liệu đầu vào là hai yếu tố tác động mạnh nhất đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của 75% doanh nghiệp trả lời phỏng vấn.
Cũng theo các doanh nghiệp, thách thức chính đối với doanh nghiệp trong năm 2012 chính là bối cảnh kinh tế Việt Nam, sự cạnh tranh và sự thiếu hụt nhân lực có trình độ cao và thiếu đầu tư.
Cuộc khảo sát về chỉ số niềm tin kinh doanh nêu trên được tiến hành định kỳ hàng quý, do Công ty Dịch vụ Thông tin Tài chính WVB Việt Nam (WVB FISL) và Công ty cổ phần Đầu tư và Tư vấn Tài chính Dầu khí (PVFC Invest) tiến hành./.
Đây là tín hiệu tốt cho thấy niềm tin kinh doanh của doanh nghiệp đã bắt đầu được khôi phục trước những tiến triển khả quan của nền kinh tế.
Kết quả khảo sát vừa được thực hiện tại 200 doanh nghiệp thuộc 11 lĩnh vực ngành nghề chủ chốt của Việt Nam (trong đó doanh nghiệp vừa và nhỏ chiếm gần 80%) cho thấy sự giảm tốc của giá tiêu dùng trong tháng Chín và các tác động tâm lý đến từ chính sách của Ngân hàng Nhà nước trong việc ổn định tỷ giá giữa đồng USD/VND và hạ lãi suất cho vay... đã bước đầu mang đến sự lạc quan cho các doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Cụ thể, gần 47% doanh nghiệp cho rằng nền kinh tế chung của Việt Nam hiện nay đã tốt hơn và 70% doanh nghiệp tin rằng tình hình kinh tế sẽ tốt hơn trong năm tới.
So với kết quả của quý 2, số doanh nghiệp có quan điểm lạc quan về tình hình kinh tế hiện tại đã tăng 9,2% và số các doanh nghiệp có quan điểm thận trọng giảm gần 2,4%; số doanh nghiệp có quan điểm lạc quan về tình hình kinh tế năm 2012 tăng 17,24% và số doanh nghiệp có quan điểm thận trọng và bi quan có tỷ lệ giảm lần lượt là 14,51% và 2,74%.
Với niềm tin kinh doanh phục hồi mạnh mẽ, gần 47,5% doanh nghiệp khẳng định đang có kế hoạch tuyển dụng thêm lao động, 48% doanh nghiệp có kế hoạch đầu tư ; 74% doanh nghiệp tin tưởng doanh thu sẽ tăng trong vòng 12 tới và 72,5% doanh nghiệp lạc quan vào sự tăng trưởng lợi nhuận trong 12 tháng đây.
Tuy nhiên, bên cạnh tâm lý lạc quan, nhiều doanh nghiệp được khảo sát cũng bày tỏ thận trọng trước những diễn biến khó đoán định của nền kinh tế.
Vì vậy, có tới 41,5% doanh nghiệp cho biết sẽ không tuyển dụng thêm lao động và 11% doanh nghiệp sẽ giảm số lượng lao động trong 12 tháng tới đây.
60% doanh nghiệp cũng cho hay lượng hàng hóa tồn kho của doanh nghiệp đang ở mức trung bình và trên trung bình đang làm tăng chi phí sản xuất; thêm vào đó, lạm phát và giá nguyên vật liệu đầu vào là hai yếu tố tác động mạnh nhất đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của 75% doanh nghiệp trả lời phỏng vấn.
Cũng theo các doanh nghiệp, thách thức chính đối với doanh nghiệp trong năm 2012 chính là bối cảnh kinh tế Việt Nam, sự cạnh tranh và sự thiếu hụt nhân lực có trình độ cao và thiếu đầu tư.
Cuộc khảo sát về chỉ số niềm tin kinh doanh nêu trên được tiến hành định kỳ hàng quý, do Công ty Dịch vụ Thông tin Tài chính WVB Việt Nam (WVB FISL) và Công ty cổ phần Đầu tư và Tư vấn Tài chính Dầu khí (PVFC Invest) tiến hành./.
Nguyễn Kim Anh (TTXVN/Vietnam+)