Sự "kiên cường" của Đức - nền kinh tế lớn nhất châu Âu - trước "cơn bão" nợ công đã được thể hiện qua bằng chứng hùng hồn là lòng tin của giới doanh nghiệp Đức tăng liên tục trong sáu tháng qua.
Theo Viện kinh tế Ifo, chỉ số môi trường kinh doanh tại Đức đã tăng từ 109,8 điểm hồi tháng Ba vừa qua lên 109,9 điểm trong tháng Tư.
Ifo tính toán chỉ số này dựa trên đánh giá của các công ty về hoạt động kinh doanh hiện nay và triển vọng trong sáu tháng tới.
Chuyên gia kinh tế Timo Klein thuộc IHS Global Insight nhận định, kinh tế Đức đang hưởng lợi từ nhiều nhân tố là lãi suất ở mức thấp lịch sử, đồng euro suy yếu và sức tăng trưởng bền bỉ, dù có nhiều khó khăn, của kinh tế toàn cầu.
Thống kê trên của Ifo đã chứng tỏ rằng, sự phục hồi của kinh tế Đức không bị "cài số lùi" do đợt tăng giá gần đây của dầu thô hay những rủi ro xuất phát từ cuộc khủng hoảng nợ công tại Khu vực sử dụng đồng euro (Eurozone).
Chuyên gia phân tích Annalisa Piazza thuộc Newedge Strategy thừa nhận rằng, kinh tế toàn cầu đi xuống đã ảnh hưởng tới Đức ở một chừng mực nào đó, nhưng chỉ số trên cho thấy hoạt động kinh tế Đức có bước cải thiện nhẹ trong quý II năm nay. Chuyên gia này dự báo kinh tế Đức ước tăng trưởng 1-1,5% trong năm nay.
Trong khi đó, nhà kinh tế Carsten Brzeski thuộc ING Belgium lại cho rằng, số liệu của của Ifo đã đưa ra một bức tranh "quá lạc quan" về triển vọng tăng trưởng của kinh tế Đức.
Trong bối cảnh nhiều nước buộc phải thông qua chương trình "thắt lưng buộc bụng" nên đang kiềm chế tốc độ phát triển ở Eurozone thì sức tăng trưởng xuất khẩu của Đức chắc chắn sẽ giảm.
Thêm vào đó, chuyên gia này cảnh báo không nên trông chờ sức tiêu thụ nội địa sẽ tăng do mức lương được cải thiện./.
Theo Viện kinh tế Ifo, chỉ số môi trường kinh doanh tại Đức đã tăng từ 109,8 điểm hồi tháng Ba vừa qua lên 109,9 điểm trong tháng Tư.
Ifo tính toán chỉ số này dựa trên đánh giá của các công ty về hoạt động kinh doanh hiện nay và triển vọng trong sáu tháng tới.
Chuyên gia kinh tế Timo Klein thuộc IHS Global Insight nhận định, kinh tế Đức đang hưởng lợi từ nhiều nhân tố là lãi suất ở mức thấp lịch sử, đồng euro suy yếu và sức tăng trưởng bền bỉ, dù có nhiều khó khăn, của kinh tế toàn cầu.
Thống kê trên của Ifo đã chứng tỏ rằng, sự phục hồi của kinh tế Đức không bị "cài số lùi" do đợt tăng giá gần đây của dầu thô hay những rủi ro xuất phát từ cuộc khủng hoảng nợ công tại Khu vực sử dụng đồng euro (Eurozone).
Chuyên gia phân tích Annalisa Piazza thuộc Newedge Strategy thừa nhận rằng, kinh tế toàn cầu đi xuống đã ảnh hưởng tới Đức ở một chừng mực nào đó, nhưng chỉ số trên cho thấy hoạt động kinh tế Đức có bước cải thiện nhẹ trong quý II năm nay. Chuyên gia này dự báo kinh tế Đức ước tăng trưởng 1-1,5% trong năm nay.
Trong khi đó, nhà kinh tế Carsten Brzeski thuộc ING Belgium lại cho rằng, số liệu của của Ifo đã đưa ra một bức tranh "quá lạc quan" về triển vọng tăng trưởng của kinh tế Đức.
Trong bối cảnh nhiều nước buộc phải thông qua chương trình "thắt lưng buộc bụng" nên đang kiềm chế tốc độ phát triển ở Eurozone thì sức tăng trưởng xuất khẩu của Đức chắc chắn sẽ giảm.
Thêm vào đó, chuyên gia này cảnh báo không nên trông chờ sức tiêu thụ nội địa sẽ tăng do mức lương được cải thiện./.
Hương Giang (TTXVN)