Đúng như dự đoán của nhiều chuyên gia kinh tế, việc giá cả nhiều loại hàng hóa và dịch vụ thiết yếu được đồng loạt điều chỉnh tăng trong tháng Bảy và tháng Tám đã đẩy chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng Tám của cả nước quay đầu tăng tới 0,63% sau hai tháng giảm phát liên tiếp.
Số liệu vừa được Tổng cục Thống kê công bố ngày 24/8 cho thấy CPI tháng Tám đã tăng 5,04% so với tháng 8/2011, tăng 2,86% so với tháng 12/2011, đưa CPI bình quân tám tháng qua tăng 10,41% so với bình quân cùng kỳ 2011.
Theo Vụ trưởng Vụ Giá Tổng cục Thống kê Nguyễn Đức Thắng, CPI tháng Tám đảo chiều tăng mạnh là do tác động tăng giá vào cùng thời điểm của các loại nhiên liệu đầu vào như xăng dầu (tăng ba đợt vào 20/7, 1/8 và 13/8), gas, điện, kéo theo sự tăng giá của nhiều loại hàng hóa, dịch vụ liên quan.
Đặc biệt, việc giá dịch vụ y tế được nhiều tỉnh, thành điều chỉnh tăng gấp nhiều lần so với mức giá cũ đã đóng góp rất mạnh vào tăng CPI trong tháng Tám.
Ngoài ra, việc chính sách tiền tệ đang được nới lỏng thông qua nới trần tăng trưởng tín dụng cho nhiều ngân hàng thương mại cũng như hạ lãi suất vay đã khiến lượng tiền được bơm ra nền kinh tế nhiều lên, thúc đẩy chi tiêu tăng.
CPI tháng Tám tăng ở 9/11 nhóm trong rổ hàng hóa chung với mức tăng từ 0,24-5,44%. Trong đó, nhóm thuốc và dịch vụ y tế tăng cao nhất với mức 5,44%; nhóm đồ uống và thuốc lá tăng thấp nhất với mức 0,24%; nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống giảm 0,18% và nhóm bưu chính viễn thông giảm 0,01%.
Giá dịch vụ y tế cả nước đã tăng 7,71% do tăng giá dịch vụ y tế ở một số tỉnh theo thông tư liên tịch số 04/TTLT-BYT-BTC đã góp phần làm CPI chung cả nước tăng 0,3%. Tại nhiều tỉnh, thành phố, giá dịch vụ y tế đã tăng rất cao.
Cùng với dịch vụ, nhóm nhà ở và vật liệu xây dựng đã quay đầu tăng mạnh tới 2,03% sau bốn tháng giảm liên tiếp (từ tháng 4 đến tháng 7/2012) và đóng góp vào mức tăng CPI chung tới 0,2%; trong đó, giá gas bình quân cả tháng đã tăng 8,02% theo đà tăng giá thế giới, giá bán điện sinh hoạt tăng 2,24% do nhu cầu sử dụng tăng cộng với giá điện được điều chỉnh tăng 5% kể từ ngày 1/7/2012 theo quyết định của Bộ Công Thương.
Trong khi đó, với tác động của ba đợt điều chỉnh giá liên tiếp, chỉ số giá xăng dầu chung tháng 8/2012 đã tăng 2,04% (tổng cộng mỗi lít xăng tăng 2.300 đồng/lít, dầu diezel tăng 900 đồng/lít) kéo theo giá một số dịch vụ giao thông công cộng tăng 0,26% và đóng góp vào mức tăng chung CPI 0,06%.
Không cùng nhịp với nhóm nhiên liệu và dịch vụ y tế, nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống đã giảm 0,18% do giá lương thực giảm 0,43% và giá thực phẩm giảm 0,27% khi nguồn cung dồi dào và sức mua yếu.
Các chuyên gia dự báo, CPI tháng Chín sẽ tiếp tục đà tăng nhẹ khi giá xăng dầu thế giới vẫn tiếp tục xu thế tăng khiến giá xăng dầu trong nước tăng theo. Bên cạnh đó, tháng Chín tới trùng với ngày nghỉ lễ, ngày khai trường và ngày rằm tháng Bảy nên chắc chắn nhu cầu tiêu dùng của người dân sẽ tăng cao.
Ngoài ra, chính sách tiền tệ tiếp tục được nới lỏng khiến lượng lưu thông trong nền kinh tế tăng lên sẽ kích thích sức tiêu dùng tăng trong tháng Chín và các tháng cuối năm.
Tuy nhiên, theo tính toán của tiến sỹ Võ Trí Thành, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương, với tình hình không có gì đột biến, lạm phát cả năm 2012 có thể dừng ở con số 7-8%. Còn trong trường hợp xảy ra những đợt tăng giá bất thường, lạm phát cả năm vẫn chỉ có thể tăng ở mức cao nhất là 9,9%./.
Số liệu vừa được Tổng cục Thống kê công bố ngày 24/8 cho thấy CPI tháng Tám đã tăng 5,04% so với tháng 8/2011, tăng 2,86% so với tháng 12/2011, đưa CPI bình quân tám tháng qua tăng 10,41% so với bình quân cùng kỳ 2011.
Theo Vụ trưởng Vụ Giá Tổng cục Thống kê Nguyễn Đức Thắng, CPI tháng Tám đảo chiều tăng mạnh là do tác động tăng giá vào cùng thời điểm của các loại nhiên liệu đầu vào như xăng dầu (tăng ba đợt vào 20/7, 1/8 và 13/8), gas, điện, kéo theo sự tăng giá của nhiều loại hàng hóa, dịch vụ liên quan.
Đặc biệt, việc giá dịch vụ y tế được nhiều tỉnh, thành điều chỉnh tăng gấp nhiều lần so với mức giá cũ đã đóng góp rất mạnh vào tăng CPI trong tháng Tám.
Ngoài ra, việc chính sách tiền tệ đang được nới lỏng thông qua nới trần tăng trưởng tín dụng cho nhiều ngân hàng thương mại cũng như hạ lãi suất vay đã khiến lượng tiền được bơm ra nền kinh tế nhiều lên, thúc đẩy chi tiêu tăng.
CPI tháng Tám tăng ở 9/11 nhóm trong rổ hàng hóa chung với mức tăng từ 0,24-5,44%. Trong đó, nhóm thuốc và dịch vụ y tế tăng cao nhất với mức 5,44%; nhóm đồ uống và thuốc lá tăng thấp nhất với mức 0,24%; nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống giảm 0,18% và nhóm bưu chính viễn thông giảm 0,01%.
Giá dịch vụ y tế cả nước đã tăng 7,71% do tăng giá dịch vụ y tế ở một số tỉnh theo thông tư liên tịch số 04/TTLT-BYT-BTC đã góp phần làm CPI chung cả nước tăng 0,3%. Tại nhiều tỉnh, thành phố, giá dịch vụ y tế đã tăng rất cao.
Cùng với dịch vụ, nhóm nhà ở và vật liệu xây dựng đã quay đầu tăng mạnh tới 2,03% sau bốn tháng giảm liên tiếp (từ tháng 4 đến tháng 7/2012) và đóng góp vào mức tăng CPI chung tới 0,2%; trong đó, giá gas bình quân cả tháng đã tăng 8,02% theo đà tăng giá thế giới, giá bán điện sinh hoạt tăng 2,24% do nhu cầu sử dụng tăng cộng với giá điện được điều chỉnh tăng 5% kể từ ngày 1/7/2012 theo quyết định của Bộ Công Thương.
Trong khi đó, với tác động của ba đợt điều chỉnh giá liên tiếp, chỉ số giá xăng dầu chung tháng 8/2012 đã tăng 2,04% (tổng cộng mỗi lít xăng tăng 2.300 đồng/lít, dầu diezel tăng 900 đồng/lít) kéo theo giá một số dịch vụ giao thông công cộng tăng 0,26% và đóng góp vào mức tăng chung CPI 0,06%.
Không cùng nhịp với nhóm nhiên liệu và dịch vụ y tế, nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống đã giảm 0,18% do giá lương thực giảm 0,43% và giá thực phẩm giảm 0,27% khi nguồn cung dồi dào và sức mua yếu.
Các chuyên gia dự báo, CPI tháng Chín sẽ tiếp tục đà tăng nhẹ khi giá xăng dầu thế giới vẫn tiếp tục xu thế tăng khiến giá xăng dầu trong nước tăng theo. Bên cạnh đó, tháng Chín tới trùng với ngày nghỉ lễ, ngày khai trường và ngày rằm tháng Bảy nên chắc chắn nhu cầu tiêu dùng của người dân sẽ tăng cao.
Ngoài ra, chính sách tiền tệ tiếp tục được nới lỏng khiến lượng lưu thông trong nền kinh tế tăng lên sẽ kích thích sức tiêu dùng tăng trong tháng Chín và các tháng cuối năm.
Tuy nhiên, theo tính toán của tiến sỹ Võ Trí Thành, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương, với tình hình không có gì đột biến, lạm phát cả năm 2012 có thể dừng ở con số 7-8%. Còn trong trường hợp xảy ra những đợt tăng giá bất thường, lạm phát cả năm vẫn chỉ có thể tăng ở mức cao nhất là 9,9%./.
Nguyễn Kim Anh (TTXVN)