Ông Nguyễn Đức Trí, Cục phó Cục Thống kê Thành phố Hồ Chí Minh cho biết, trong tháng 3/2011, chỉ số giá tiêu dùng tại Thành phố Hồ Chí Minh đã có mức tăng 2,2% so với tháng trước.
So với đầu năm, chỉ số giá này đã có mức tăng 4,89% và tăng 10,76% so với cùng thời gian này năm trước.
Trong tháng này, nhóm hàng tăng giá cao nhất là nhóm giao thông, tăng tới 7,73%, xếp thứ hai là nhóm nhà ở và vật liệu xây dựng (+2,62%), kế đến là nhóm hàng ăn (+2,38%).
Các chuyên gia thị trường cho rằng, nguyên nhân chủ yếu ảnh hưởng đến CPI tháng này là do giá lương thực tăng một phần do giá sàn xuất khẩu gạo tăng; giá xăng dầu trong nước được điều chỉnh tăng theo giá tăng của nhiên liệu trên thị trường thế giới; tiếp theo đó là giá cước vận tải tăng bình quân từ 10% đến 24%; giá cước taxi tăng khoảng 1.500 đồng so với mức cũ; giá bán điện mới tăng bình quân 1.242 đồng/Kwh.
Nếu tính bình quân trong tháng qua, hàng thực phẩm đã tăng 1,65%, trong đó, gia súc tươi sống tăng 3,82%, thịt chế biến tăng 1,88%, thủy hải sản tươi sống tăng 1,78%, thủy hải sản chế biến tăng 2,66%, hàng may mặc tăng 0,83%, thiết bị đồ dùng gia đình tăng 1,20%, thuốc và dịch vụ y tế tăng 1,92%... Nhìn chung, hàng thực phẩm, hàng công nghệ phẩm, hàng may mặc, hàng điện máy gia dụng, đồ nhôm, nhựa, thủy tinh đều tăng nhẹ.
Mặt bằng giá mới đã được thiết lập ngoài tác động của việc điều chỉnh tỷ giá điện, giá xăng dầu, một phần còn do tác động của việc điều chỉnh tỷ giá USD lên mức 20.693 đồng/USD.
Nhóm thuốc và dụng cụ y tế tăng nhẹ (+0,62%), giá thép tăng do phôi thép trên thế giới tăng, giá xi măng, cát, đá xây dựng đều tăng nhẹ từ 1% đến 4%; giá sữa ngoại nhập và sữa nội tăng từ 2% đến 5% do tỷ giá cao, giá nguyên liệu, chi phí vận chuyển đều tăng.
Trong tháng này giá vàng có mức tăng 5,22% và giá USD có mức tăng 3,07% so với tháng trước./.
So với đầu năm, chỉ số giá này đã có mức tăng 4,89% và tăng 10,76% so với cùng thời gian này năm trước.
Trong tháng này, nhóm hàng tăng giá cao nhất là nhóm giao thông, tăng tới 7,73%, xếp thứ hai là nhóm nhà ở và vật liệu xây dựng (+2,62%), kế đến là nhóm hàng ăn (+2,38%).
Các chuyên gia thị trường cho rằng, nguyên nhân chủ yếu ảnh hưởng đến CPI tháng này là do giá lương thực tăng một phần do giá sàn xuất khẩu gạo tăng; giá xăng dầu trong nước được điều chỉnh tăng theo giá tăng của nhiên liệu trên thị trường thế giới; tiếp theo đó là giá cước vận tải tăng bình quân từ 10% đến 24%; giá cước taxi tăng khoảng 1.500 đồng so với mức cũ; giá bán điện mới tăng bình quân 1.242 đồng/Kwh.
Nếu tính bình quân trong tháng qua, hàng thực phẩm đã tăng 1,65%, trong đó, gia súc tươi sống tăng 3,82%, thịt chế biến tăng 1,88%, thủy hải sản tươi sống tăng 1,78%, thủy hải sản chế biến tăng 2,66%, hàng may mặc tăng 0,83%, thiết bị đồ dùng gia đình tăng 1,20%, thuốc và dịch vụ y tế tăng 1,92%... Nhìn chung, hàng thực phẩm, hàng công nghệ phẩm, hàng may mặc, hàng điện máy gia dụng, đồ nhôm, nhựa, thủy tinh đều tăng nhẹ.
Mặt bằng giá mới đã được thiết lập ngoài tác động của việc điều chỉnh tỷ giá điện, giá xăng dầu, một phần còn do tác động của việc điều chỉnh tỷ giá USD lên mức 20.693 đồng/USD.
Nhóm thuốc và dụng cụ y tế tăng nhẹ (+0,62%), giá thép tăng do phôi thép trên thế giới tăng, giá xi măng, cát, đá xây dựng đều tăng nhẹ từ 1% đến 4%; giá sữa ngoại nhập và sữa nội tăng từ 2% đến 5% do tỷ giá cao, giá nguyên liệu, chi phí vận chuyển đều tăng.
Trong tháng này giá vàng có mức tăng 5,22% và giá USD có mức tăng 3,07% so với tháng trước./.
Hà Huy Hiệp (Vietnam+)