Theo Cục Thống kê Hà Nội, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 5 của Hà Nội tăng nhẹ ở mức 0,41% so tháng trước, song tăng tới 9,62% so với cùng kỳ năm trước và tăng 4,9% so với tháng 12/2009.
Trong rổ hàng hóa của tháng 5, ngoại trừ hai nhóm hàng có CPI giảm nhẹ là văn hóa-thể thao-giải trí, bưu chính viễn thông với mức giảm từ 0,05% đến 0,17%, 9 nhóm hàng còn lại đều tăng so tháng trước.
Đáng chú ý, hầu hết mức tăng của các nhóm hàng này chỉ dưới 1%, duy nhất có nhóm hàng nhà ở, điện nước, chất đốt và vật liệu xây dựng tăng 1,77% so tháng trước.
Theo đánh giá của các chuyên gia của Cục Thống kê Hà Nội, nhìn chung CPI 5 tháng đầu năm 2010 của Hà Nội cao hơn so cùng kỳ năm trước do chi phí đầu vào tăng như điện, nước..., một số nguyên liệu phải nhập từ nước ngoài để sản xuất.
Cũng trong tháng 5, thị trường vàng biến đổi theo từng ngày, có thời điểm đã vượt trên 2,8 triệu đồng/chỉ, song cũng chỉ tăng 1,86% so tháng trước nhưng giảm 3,26% so tháng 12 năm trước.
Trái với chỉ số giá vàng, trong tháng 5, chỉ số giá USD đã hạ nhiệt, giảm 1,1% so với tháng trước, song tăng 2,27% so tháng 12/2009./.
Trong rổ hàng hóa của tháng 5, ngoại trừ hai nhóm hàng có CPI giảm nhẹ là văn hóa-thể thao-giải trí, bưu chính viễn thông với mức giảm từ 0,05% đến 0,17%, 9 nhóm hàng còn lại đều tăng so tháng trước.
Đáng chú ý, hầu hết mức tăng của các nhóm hàng này chỉ dưới 1%, duy nhất có nhóm hàng nhà ở, điện nước, chất đốt và vật liệu xây dựng tăng 1,77% so tháng trước.
Theo đánh giá của các chuyên gia của Cục Thống kê Hà Nội, nhìn chung CPI 5 tháng đầu năm 2010 của Hà Nội cao hơn so cùng kỳ năm trước do chi phí đầu vào tăng như điện, nước..., một số nguyên liệu phải nhập từ nước ngoài để sản xuất.
Cũng trong tháng 5, thị trường vàng biến đổi theo từng ngày, có thời điểm đã vượt trên 2,8 triệu đồng/chỉ, song cũng chỉ tăng 1,86% so tháng trước nhưng giảm 3,26% so tháng 12 năm trước.
Trái với chỉ số giá vàng, trong tháng 5, chỉ số giá USD đã hạ nhiệt, giảm 1,1% so với tháng trước, song tăng 2,27% so tháng 12/2009./.
Anh Tùng (Vietnam+)