Trong phiên giao dịch ngày 14/3, hầu hết các chỉ số chứng khoán đồng loạt tăng điểm, nhờ diễn biến tích cực của chứng khoán Mỹ và châu Âu vào phiên trước, sau khi Cục dự trữ Liên bang Mỹ (FED) đưa ra đánh giá lạc quan về triển vọng của nền kinh tế số một thế giới, đồng thời công bố kết quả khả quan của đợt thanh tra ngân hàng Mỹ sớm hơn dự kiến.
Kết thúc phiên này, chỉ số Nikkei 225 của Nhật Bản tăng mạnh 151,44 điểm, tương đương 1,58%, lên 10.050,52 điểm, đánh dấu lần đầu tiên chỉ số này đóng cửa vượt ngưỡng 10.000 điểm kể từ tháng 7/2011, một phần là nhờ có tỷ giá thấp của đồng yen.
Tại thị trường Sydney, chỉ số S&P/ASX200 của Australia cũng ghi thêm 39,6 điểm (0,93%), lên 4.287,2 điểm; còn chỉ số Kospi của Hàn Quốc cũng tăng 20,04 điểm (0,99%), chốt ở mức 2.045,08 điểm.
Tuy nhiên, đi ngược với xu hướng trên, tại Trung Quốc, hai thị trường chứng khoán chủ chốt là Thượng Hải và Hong Kong đều để tuột mất đà tăng ở đầu phiên và đồng loạt “lao dốc”, sau khi Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo tuyên bố nước này sẽ tiếp tục thực hiện các biện pháp cứng rắn nhằm ngăn chặn đà tăng giá nhà ở, vốn đang ở mức “bất hợp lý”. Chỉ số Hang Sheng hạ 31,81 điểm (0,15%), xuống còn 21.307,89 điểm; còn Shanghai Composite mất 64,57 điểm (2,63%), đóng cửa ở mức 2.391,23 điểm, mức thấp nhất trong gần 3 tuần qua.
Trong phiên giao dịch ngày 13/3, chứng khoán Mỹ quay đầu tăng mạnh, giúp chỉ số Dow Jones nhảy vọt qua mức 13.000 điểm, chủ yếu nhờ sự đi lên của nhóm cổ phiếu ngành ngân hàng, sau khi ngân hàng JPMorgan Chase tuyên bố sẽ tiến hành nâng cổ tức.
Chốt phiên này, chỉ số công nghiệp Dow Jones tăng mạnh 217,97 điểm, tương đương 1,68%, đóng cửa ở mức 13.177,68 điểm. Chỉ số S&P 500 cũng tiến thêm 24,87 điểm (1,81%), lên 1.395,96 điểm; trong khi chỉ số công nghệ Nasdaq Composite cũng lần đầu tiên đóng cửa trên mức 3.000 điểm kể từ ngày 15/11/2000, khi ghi thêm 56,22 điểm (1,88%), lên 3.039,88 điểm.
Sau khi thoát khỏi phiên giao dịch trồi sụt vào hôm trước, Phố Wall đã khởi sắc trở lại vào ngày 13/3, nhờ báo cáo mới đây từ Chính phủ Mỹ cho hay tăng trưởng doanh số bán lẻ của nước này đã tăng lên mức 1,1%, giúp làm dấy lên hy vọng rằng việc giá nhiên liệu tăng cao sẽ không khiến chi tiêu tiêu dùng giảm sút. Bên cạnh đó, giới đầu tư cũng tỏ ra hứng khởi hơn trước các đánh giá lạc quan về triển vọng kinh tế Mỹ của Cục dự trữ liên bang Mỹ (FED). Theo thể chế tài chính này, thị trường việc làm Mỹ đang có những dấu hiệu cải thiện, chi tiêu tiêu dùng đang gia tăng và lạm phát vẫn trong tầm kiểm soát, bất chấp sự “leo thang” của giá nhiên liệu.
Cùng ngày FED cũng công bố kết quả đợt thanh tra ngân hàng sớm hơn dự kiến, qua đó cho thấy có tới 15/19 ngân hàng có đủ vốn hoạt động tối thiểu, bốn ngân hàng không đáp ứng được các quy định về vốn là Citigroup, SunTrust, MetLife và ngân hàng tư nhân Ally.
Thị trường chứng khoán Mỹ còn bứt phá mạnh mẽ hơn vào cuối phiên giao dịch, sau khi ngân hàng JPMorgan Chase công bố kế hoạch nâng cổ tức lên 30 xu/cổ phiếu và mua lại 15 tỷ USD cổ phiếu quỹ. Như vậy, JPMorgan đã trở thành ngân hàng đầu tiên nâng cổ tức sau đợt thanh tra mới nhất của FED.
Hòa theo xu hướng tăng điểm của Mỹ, các thị trường chứng khoán châu Âu cũng khép lại phiên giao dịch 13/3 trong “sắc xanh,” sau khi các bộ trưởng tài chính khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) đã đạt được thỏa thuận cuối cùng về việc thông qua gói cứu trợ thứ hai dành cho Hy Lạp trị giá 130 tỷ euro. Bên cạnh đó, thông tin mới đây cho thấy chỉ số lòng tin đầu tư của Đức trong tháng 3/2012 đã tăng lên mức cao nhất trong 21 tháng qua, cũng là nhân tố góp phần giúp các chỉ số chứng khoán châu Âu vững vàng đi lên.
Kết thúc phiên này, tại London, chỉ số FTSE 100 của Anh tăng 1,07%, lên 5.956,43 điểm, trong khi chỉ số CAC 40 của Pháp cũng ghi thêm 1,72%, lên 3.550,16 điểm. Trong khi đó, tại sàn giao dịch chứng khoán Frankfurt của Đức, chỉ số DAX tăng tới 1,37%, chốt ở mức 6.995,91 điểm./.
Kết thúc phiên này, chỉ số Nikkei 225 của Nhật Bản tăng mạnh 151,44 điểm, tương đương 1,58%, lên 10.050,52 điểm, đánh dấu lần đầu tiên chỉ số này đóng cửa vượt ngưỡng 10.000 điểm kể từ tháng 7/2011, một phần là nhờ có tỷ giá thấp của đồng yen.
Tại thị trường Sydney, chỉ số S&P/ASX200 của Australia cũng ghi thêm 39,6 điểm (0,93%), lên 4.287,2 điểm; còn chỉ số Kospi của Hàn Quốc cũng tăng 20,04 điểm (0,99%), chốt ở mức 2.045,08 điểm.
Tuy nhiên, đi ngược với xu hướng trên, tại Trung Quốc, hai thị trường chứng khoán chủ chốt là Thượng Hải và Hong Kong đều để tuột mất đà tăng ở đầu phiên và đồng loạt “lao dốc”, sau khi Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo tuyên bố nước này sẽ tiếp tục thực hiện các biện pháp cứng rắn nhằm ngăn chặn đà tăng giá nhà ở, vốn đang ở mức “bất hợp lý”. Chỉ số Hang Sheng hạ 31,81 điểm (0,15%), xuống còn 21.307,89 điểm; còn Shanghai Composite mất 64,57 điểm (2,63%), đóng cửa ở mức 2.391,23 điểm, mức thấp nhất trong gần 3 tuần qua.
Trong phiên giao dịch ngày 13/3, chứng khoán Mỹ quay đầu tăng mạnh, giúp chỉ số Dow Jones nhảy vọt qua mức 13.000 điểm, chủ yếu nhờ sự đi lên của nhóm cổ phiếu ngành ngân hàng, sau khi ngân hàng JPMorgan Chase tuyên bố sẽ tiến hành nâng cổ tức.
Chốt phiên này, chỉ số công nghiệp Dow Jones tăng mạnh 217,97 điểm, tương đương 1,68%, đóng cửa ở mức 13.177,68 điểm. Chỉ số S&P 500 cũng tiến thêm 24,87 điểm (1,81%), lên 1.395,96 điểm; trong khi chỉ số công nghệ Nasdaq Composite cũng lần đầu tiên đóng cửa trên mức 3.000 điểm kể từ ngày 15/11/2000, khi ghi thêm 56,22 điểm (1,88%), lên 3.039,88 điểm.
Sau khi thoát khỏi phiên giao dịch trồi sụt vào hôm trước, Phố Wall đã khởi sắc trở lại vào ngày 13/3, nhờ báo cáo mới đây từ Chính phủ Mỹ cho hay tăng trưởng doanh số bán lẻ của nước này đã tăng lên mức 1,1%, giúp làm dấy lên hy vọng rằng việc giá nhiên liệu tăng cao sẽ không khiến chi tiêu tiêu dùng giảm sút. Bên cạnh đó, giới đầu tư cũng tỏ ra hứng khởi hơn trước các đánh giá lạc quan về triển vọng kinh tế Mỹ của Cục dự trữ liên bang Mỹ (FED). Theo thể chế tài chính này, thị trường việc làm Mỹ đang có những dấu hiệu cải thiện, chi tiêu tiêu dùng đang gia tăng và lạm phát vẫn trong tầm kiểm soát, bất chấp sự “leo thang” của giá nhiên liệu.
Cùng ngày FED cũng công bố kết quả đợt thanh tra ngân hàng sớm hơn dự kiến, qua đó cho thấy có tới 15/19 ngân hàng có đủ vốn hoạt động tối thiểu, bốn ngân hàng không đáp ứng được các quy định về vốn là Citigroup, SunTrust, MetLife và ngân hàng tư nhân Ally.
Thị trường chứng khoán Mỹ còn bứt phá mạnh mẽ hơn vào cuối phiên giao dịch, sau khi ngân hàng JPMorgan Chase công bố kế hoạch nâng cổ tức lên 30 xu/cổ phiếu và mua lại 15 tỷ USD cổ phiếu quỹ. Như vậy, JPMorgan đã trở thành ngân hàng đầu tiên nâng cổ tức sau đợt thanh tra mới nhất của FED.
Hòa theo xu hướng tăng điểm của Mỹ, các thị trường chứng khoán châu Âu cũng khép lại phiên giao dịch 13/3 trong “sắc xanh,” sau khi các bộ trưởng tài chính khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) đã đạt được thỏa thuận cuối cùng về việc thông qua gói cứu trợ thứ hai dành cho Hy Lạp trị giá 130 tỷ euro. Bên cạnh đó, thông tin mới đây cho thấy chỉ số lòng tin đầu tư của Đức trong tháng 3/2012 đã tăng lên mức cao nhất trong 21 tháng qua, cũng là nhân tố góp phần giúp các chỉ số chứng khoán châu Âu vững vàng đi lên.
Kết thúc phiên này, tại London, chỉ số FTSE 100 của Anh tăng 1,07%, lên 5.956,43 điểm, trong khi chỉ số CAC 40 của Pháp cũng ghi thêm 1,72%, lên 3.550,16 điểm. Trong khi đó, tại sàn giao dịch chứng khoán Frankfurt của Đức, chỉ số DAX tăng tới 1,37%, chốt ở mức 6.995,91 điểm./.
Minh Trang (TTXVN)