Theo Bộ trưởng Văn phòng Chính Phủ Vũ Đức Đam, không thể nói bức tranh kinh tế của Việt Nam có "màu xám", bởi lẽ vốn FDI đăng ký trong 8 tháng đầu năm 2013 ước đạt 12,63 tỷ USD, tăng 19,5% so với cùng kỳ năm 2012.
Tại buổi họp báo thường kỳ do Văn Phòng Chính Phủ tổ chức, chiều 28/8, tại Hà Nội, Bộ trưởng Vũ Đức Đam cho biết, thông tin 40% doanh nghiệp EU đánh giá tiêu cực về dự báo tăng trưởng vĩ mô của Việt Nam và đánh giá môi trường kinh doanh của Việt Nam không hấp dẫn cần được đánh giá một cách nghiêm túc.
Giải thích thêm thông tin này, theo người đứng đầu Văn phòng Chính Phủ, Việt Nam đã mở cửa cho doanh nghiệp thuộc tất cả các khu vực đầu tư vào Việt Nam, ngoài EU thì còn có doanh nghiệp ở các khu vực khác.
Cụ thể, Bộ trưởng Đam nhấn mạnh, "Đánh giá của các tổ chức tài chính thế giới về kinh tế vĩ mô của Việt Nam là có dấu hiệu tốt, chỉ số cạnh tranh đều đánh giá có triển vọng tốt."
Còn việc EuroCharm công bố chỉ số kinh doanh của các doanh nghiệp EU thì Chính phủ sẽ xem xét đặc thù của các doanh nghiệp này, xem những gì các doanh nghiệp này chưa thỏa mãn với môi trường đầu tư của Việt Nam để chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương tháo gỡ cũng như cải thiện.
"Tuy nhiên, không thể lấy đánh giá đó làm kết quả chung để đánh giá chung về đầu tư nước ngoài của Việt Nam có màu xám như vậy," Bộ trưởng Vũ Đức Đam nói.
Trả lời câu hỏi liên quan đến việc một số doanh nghiệp FDI có dấu hiệu chuyển giá, Bộ trưởng Vũ Đức Đam cho biết, Chính phủ đã chỉ đạo các bộ, ngành làm việc trực tiếp với các doanh nghiệp có dấu hiệu chuyển giá và chấn chỉnh lại việc quản lý các doanh nghiệp này, kết quả là một số doanh nghiệp đã không còn báo lỗ nữa.
Trong khi đó, hiện tượng “vắng chủ” tại một số doanh nghiệp cả FDI do khó khăn về kinh tế, Bộ trưởng Vũ Đức Đam cũng nhấn mạnh, năm 2012 Chính phủ đã có chỉ đạo để hỗ trợ và giúp người lao động ở những doanh nghiệp này vượt qua khó khăn hoặc chuyển công việc mới.
"Việc xử lý căn cơ tình trạng doanh nghiệp “vắng chủ” đã được Chính Phủ bàn và giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư nghiên cứu sửa Luật Đầu tư năm 2005 nhằm giải quyết những bất cập trên. Trong những trường hợp cụ thể, Chính Phủ đã chỉ đạo các bộ, ngành, đặc biệt là các địa phương, bám sát từng trường hợp cụ thể để bảo vệ quyền lợi của người lao động," bộ trưởng nói./.
Tại buổi họp báo thường kỳ do Văn Phòng Chính Phủ tổ chức, chiều 28/8, tại Hà Nội, Bộ trưởng Vũ Đức Đam cho biết, thông tin 40% doanh nghiệp EU đánh giá tiêu cực về dự báo tăng trưởng vĩ mô của Việt Nam và đánh giá môi trường kinh doanh của Việt Nam không hấp dẫn cần được đánh giá một cách nghiêm túc.
Giải thích thêm thông tin này, theo người đứng đầu Văn phòng Chính Phủ, Việt Nam đã mở cửa cho doanh nghiệp thuộc tất cả các khu vực đầu tư vào Việt Nam, ngoài EU thì còn có doanh nghiệp ở các khu vực khác.
Cụ thể, Bộ trưởng Đam nhấn mạnh, "Đánh giá của các tổ chức tài chính thế giới về kinh tế vĩ mô của Việt Nam là có dấu hiệu tốt, chỉ số cạnh tranh đều đánh giá có triển vọng tốt."
Còn việc EuroCharm công bố chỉ số kinh doanh của các doanh nghiệp EU thì Chính phủ sẽ xem xét đặc thù của các doanh nghiệp này, xem những gì các doanh nghiệp này chưa thỏa mãn với môi trường đầu tư của Việt Nam để chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương tháo gỡ cũng như cải thiện.
"Tuy nhiên, không thể lấy đánh giá đó làm kết quả chung để đánh giá chung về đầu tư nước ngoài của Việt Nam có màu xám như vậy," Bộ trưởng Vũ Đức Đam nói.
Trả lời câu hỏi liên quan đến việc một số doanh nghiệp FDI có dấu hiệu chuyển giá, Bộ trưởng Vũ Đức Đam cho biết, Chính phủ đã chỉ đạo các bộ, ngành làm việc trực tiếp với các doanh nghiệp có dấu hiệu chuyển giá và chấn chỉnh lại việc quản lý các doanh nghiệp này, kết quả là một số doanh nghiệp đã không còn báo lỗ nữa.
Trong khi đó, hiện tượng “vắng chủ” tại một số doanh nghiệp cả FDI do khó khăn về kinh tế, Bộ trưởng Vũ Đức Đam cũng nhấn mạnh, năm 2012 Chính phủ đã có chỉ đạo để hỗ trợ và giúp người lao động ở những doanh nghiệp này vượt qua khó khăn hoặc chuyển công việc mới.
"Việc xử lý căn cơ tình trạng doanh nghiệp “vắng chủ” đã được Chính Phủ bàn và giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư nghiên cứu sửa Luật Đầu tư năm 2005 nhằm giải quyết những bất cập trên. Trong những trường hợp cụ thể, Chính Phủ đã chỉ đạo các bộ, ngành, đặc biệt là các địa phương, bám sát từng trường hợp cụ thể để bảo vệ quyền lợi của người lao động," bộ trưởng nói./.
Đức Duy (Vietnam+)