Báo cáo mới nhất của Viện nghiên cứu hòa bình SIPRI cho biết chi phí quân sự thế giới trong 5 năm qua đã gia tăng mạnh.
Từ năm 2005 đến 2009, ngân sách mua sắm tên lửa, máy bay chiến đấu, vũ khí, đạn dược và các thiết bị quân sự khác đã tăng 22% so với thời kỳ từ năm 2000 đến 2004, trong đó tăng mạnh nhất là tiền dành cho sắm máy bay chiến đấu.
Tiền mua máy bay chiếm 27% trong toàn bộ ngân sách mua sắm vũ khí trên thế giới.
Báo cáo của Viện SIPRI cảnh báo nguy cơ một cuộc chạy đua vũ trang trong các khu vực tình hình đặc biệt căng thẳng như ở Trung Đông, Bắc Phi, Nam Mỹ, Đông Nam Á và Nam Á.
Báo cáo nói rằng tại Đông Nam Á từ đầu thế kỷ 21 đến nay, nhập khẩu vũ khí tăng đáng kể, trong đó ngân sách quân sự của Malaysia tăng 722% và vũ khí được nhập vào khu vực Nam Mỹ đã tăng 150% trong 5 năm qua.
Mỹ là quốc gia cung cấp tới 30% các loại vũ khí trên toàn cầu và kiếm được những khoản tiền khổng lồ từ ngành công nghiệp này, trong đó 39% là từ các vụ bán máy bay chiến đấu. Tại Nga, 40% doanh thu từ giao thương vũ khí là do bán máy bay chiến đấu. /.
Từ năm 2005 đến 2009, ngân sách mua sắm tên lửa, máy bay chiến đấu, vũ khí, đạn dược và các thiết bị quân sự khác đã tăng 22% so với thời kỳ từ năm 2000 đến 2004, trong đó tăng mạnh nhất là tiền dành cho sắm máy bay chiến đấu.
Tiền mua máy bay chiếm 27% trong toàn bộ ngân sách mua sắm vũ khí trên thế giới.
Báo cáo của Viện SIPRI cảnh báo nguy cơ một cuộc chạy đua vũ trang trong các khu vực tình hình đặc biệt căng thẳng như ở Trung Đông, Bắc Phi, Nam Mỹ, Đông Nam Á và Nam Á.
Báo cáo nói rằng tại Đông Nam Á từ đầu thế kỷ 21 đến nay, nhập khẩu vũ khí tăng đáng kể, trong đó ngân sách quân sự của Malaysia tăng 722% và vũ khí được nhập vào khu vực Nam Mỹ đã tăng 150% trong 5 năm qua.
Mỹ là quốc gia cung cấp tới 30% các loại vũ khí trên toàn cầu và kiếm được những khoản tiền khổng lồ từ ngành công nghiệp này, trong đó 39% là từ các vụ bán máy bay chiến đấu. Tại Nga, 40% doanh thu từ giao thương vũ khí là do bán máy bay chiến đấu. /.
Nguyễn Xuân/Berlin (Vietnam+)