Trả lời phóng viên các cơ quan thông tấn báo chí tại buổi làm việc ngày 11/5 về thông tin cho rằng toàn bộ phần vốn Nhà nước của Công ty cổ phần du lịch Tiền Giang (Tigitour) đã bị “bán rẻ” cho gia đình ông Hoàng Kiều, Việt kiều Mỹ, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty RASS, ông Trần Thanh Tiến, Giám đốc công ty vô tư khẳng định:"Chỉ ông Hoàng Kiều mới đủ khả năng mua Tigitour."
Để chứng minh điều này, ông Tiến nói thẳng là mình cũng đã bán toàn bộ 2.900 cổ phần ưu đãi cho ông Hoàng Kiều với mức giá hời là 40.000 đồng/cổ phần. Lý do là thấy giá mua mà ông Hoàng Kiều đưa ra "quá ngon" nên bán chứ cổ phần Tigitour nếu bán với mức giá 20.000 đồng/cổ phần thì cũng không có ai mua.
Ngoài ra, ông Hoàng Kiều còn mua lại phần lớn cổ phần của cán bộ, nhân viên Công ty cổ phần du lịch Tiền Giang.
Cụ thể hơn, ông Tiến cho biết năm 2005, ông được Ủy ban Nhân dân tỉnh Tiền Giang giao làm đại diện 51% phần vốn Nhà nước, tương đương với 357.000 cổ phần tại Tigitour. Vì nắm giữ cổ phần chi phối nên ông Tiến giữ chức vụ là Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Giám đốc của Tigitour.
Nói về quá trình bán cổ phần Nhà nước tại Tigitour để cuối cùng gia đình ông Hoàng Kiều trở thành chủ mới của doanh nghiệp du lịch này, ông Tiến đã đưa ra nhiều văn bản để chứng minh rằng việc bán cổ phần này “mang tính lịch sử.”
Lần đấu giá bán cổ phần thứ nhất cho các cá nhân và doanh nghiệp được tổ chức ngày 18/2/2005 được thực hiện trên cơ sở đồng ý của Ban Thường vụ tỉnh ủy Tiền Giang cũng như Ủy ban Nhân dân tỉnh Tiền Giang. Số cổ phần bán đấu giá là 140.000 cổ phần, chiếm 20% phần vốn Nhà nước, với mức giá khởi điểm là 10.100 đồng/cổ phần.
Kết quả là Công ty Trách nhiệm hữu hạn Trung Thủy có trụ sở tại Thành phố Hồ Chí Minh đã mua được 70.000 cổ phần với mức giá 11.140 đồng/cổ phần; còn 60.000 cổ phần được ông Trần Xuân Hoàng mua với mức giá 10.600 đồng/cổ phần; và 10.000 cổ phần còn lại thuộc về ông Trần Văn Ẩn, với mức giá 10.800 đồng/cổ phần.
Tiếp đó, Ban Giám đốc Tigitour đã đề nghị được bán thêm cổ phần Nhà nước và được các cơ quan chức năng tỉnh Tiền Giang đồng ý. Ngày 3/8/2006, tại trụ sở Tigitour, cùng với một doanh nghiệp tư nhân khác là Công ty cổ phần Tống Linh Giang, ông Hoàng Kiều đã có mặt tham gia phiên đấu giá 147.000 cổ phần, với mức giá khởi điểm 45.100 đồng/cổ phần.
Phiên đấu giá kết thúc với kết quả toàn bộ số cổ phần đã thuộc về ông Hoàng Kiều, với mức trúng giá là 45.200 cổ phần, hơn mức giá mà Công ty cổ phần Tống Linh Giang là 100 đồng/cổ phần.
Sau đó, phần vốn Nhà nước còn lại tại Tigitour được chuyển về Tổng công ty đầu tư kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC). Thời điểm đó, ông Hoàng Kiều đang nắm giữ 210.000 cổ phần, tương ứng với 30% sở hữu vốn cổ phần của Tigitour, còn bà Đào Thị Lan Phương, con dâu ông Hoàng Kiều, lại nắm giữ 238.000 cổ phần, tương ứng 34% sở hữu vốn cổ phần của Tigitour. Phần vốn Nhà nước còn lại là 210.000 cổ phần, tương đương với 30% sở hữu vốn cổ phần của Tigitour.
Ngày 19/1/2010, Tổng Giám đốc SCIC Trần Văn Tá đã ký quyết định số 21/QĐ-ĐTKDV, bán đấu giá 210.000 cổ phần Nhà nước tại Tigitour, với mức giá khởi điểm 31.000 đồng/cổ phần. Một lần nữa, tại phiên đấu giá được tổ chức lúc 9 giờ sáng 10/3/2010, nhà đầu tư Hoàng Samy Hùng (con ông Hoàng Kiều) đã vượt qua 7 nhà đầu tư khác để sở hữu toàn bộ số cổ phần này với mức giá 36.000 đồng/cổ phần.
Kết quả của quá trình đấu giá 51% vốn Nhà nước tại Tigitour là gia đình ông Hoàng Kiều đã nắm giữ 94% giá trị cổ phần của doanh nghiệp. Chưa hết, ông Hoàng Kiều còn âm thầm mua gom số cổ phần còn lại của Tigitour từ các doanh nghiệp và cá nhân khác.
Vì vậy không có gì ngạc nhiên khi đến ngày 24/3/2010, toàn bộ 100% cổ phần của Tigitour đều đã thuộc về gia đình ông Hoàng Kiều.
Hay nói khác hơn ông Trần Thanh Tiến, hiện đang làm Giám đốc cho Tigitour đã rất “đúng” khi mạnh miệng tuyên bố rằng chỉ ông Hoàng Kiều mới đủ khả năng mua toàn bộ cổ phần.
Tuy nhiên điều dư luận vẫn băn khoăn là vì sao ông Hoàng Kiều lại “thắng dễ dàng” trong cuộc chơi này khi mà khối tài sản nhà đất có vị trí đắc địa cũng như thương hiệu doanh nghiệp không hề được tính đến trong các văn bản có liên quan đến quá trình bán đấu giá vốn Nhà nước tại Tigitour?./.
Để chứng minh điều này, ông Tiến nói thẳng là mình cũng đã bán toàn bộ 2.900 cổ phần ưu đãi cho ông Hoàng Kiều với mức giá hời là 40.000 đồng/cổ phần. Lý do là thấy giá mua mà ông Hoàng Kiều đưa ra "quá ngon" nên bán chứ cổ phần Tigitour nếu bán với mức giá 20.000 đồng/cổ phần thì cũng không có ai mua.
Ngoài ra, ông Hoàng Kiều còn mua lại phần lớn cổ phần của cán bộ, nhân viên Công ty cổ phần du lịch Tiền Giang.
Cụ thể hơn, ông Tiến cho biết năm 2005, ông được Ủy ban Nhân dân tỉnh Tiền Giang giao làm đại diện 51% phần vốn Nhà nước, tương đương với 357.000 cổ phần tại Tigitour. Vì nắm giữ cổ phần chi phối nên ông Tiến giữ chức vụ là Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Giám đốc của Tigitour.
Nói về quá trình bán cổ phần Nhà nước tại Tigitour để cuối cùng gia đình ông Hoàng Kiều trở thành chủ mới của doanh nghiệp du lịch này, ông Tiến đã đưa ra nhiều văn bản để chứng minh rằng việc bán cổ phần này “mang tính lịch sử.”
Lần đấu giá bán cổ phần thứ nhất cho các cá nhân và doanh nghiệp được tổ chức ngày 18/2/2005 được thực hiện trên cơ sở đồng ý của Ban Thường vụ tỉnh ủy Tiền Giang cũng như Ủy ban Nhân dân tỉnh Tiền Giang. Số cổ phần bán đấu giá là 140.000 cổ phần, chiếm 20% phần vốn Nhà nước, với mức giá khởi điểm là 10.100 đồng/cổ phần.
Kết quả là Công ty Trách nhiệm hữu hạn Trung Thủy có trụ sở tại Thành phố Hồ Chí Minh đã mua được 70.000 cổ phần với mức giá 11.140 đồng/cổ phần; còn 60.000 cổ phần được ông Trần Xuân Hoàng mua với mức giá 10.600 đồng/cổ phần; và 10.000 cổ phần còn lại thuộc về ông Trần Văn Ẩn, với mức giá 10.800 đồng/cổ phần.
Tiếp đó, Ban Giám đốc Tigitour đã đề nghị được bán thêm cổ phần Nhà nước và được các cơ quan chức năng tỉnh Tiền Giang đồng ý. Ngày 3/8/2006, tại trụ sở Tigitour, cùng với một doanh nghiệp tư nhân khác là Công ty cổ phần Tống Linh Giang, ông Hoàng Kiều đã có mặt tham gia phiên đấu giá 147.000 cổ phần, với mức giá khởi điểm 45.100 đồng/cổ phần.
Phiên đấu giá kết thúc với kết quả toàn bộ số cổ phần đã thuộc về ông Hoàng Kiều, với mức trúng giá là 45.200 cổ phần, hơn mức giá mà Công ty cổ phần Tống Linh Giang là 100 đồng/cổ phần.
Sau đó, phần vốn Nhà nước còn lại tại Tigitour được chuyển về Tổng công ty đầu tư kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC). Thời điểm đó, ông Hoàng Kiều đang nắm giữ 210.000 cổ phần, tương ứng với 30% sở hữu vốn cổ phần của Tigitour, còn bà Đào Thị Lan Phương, con dâu ông Hoàng Kiều, lại nắm giữ 238.000 cổ phần, tương ứng 34% sở hữu vốn cổ phần của Tigitour. Phần vốn Nhà nước còn lại là 210.000 cổ phần, tương đương với 30% sở hữu vốn cổ phần của Tigitour.
Ngày 19/1/2010, Tổng Giám đốc SCIC Trần Văn Tá đã ký quyết định số 21/QĐ-ĐTKDV, bán đấu giá 210.000 cổ phần Nhà nước tại Tigitour, với mức giá khởi điểm 31.000 đồng/cổ phần. Một lần nữa, tại phiên đấu giá được tổ chức lúc 9 giờ sáng 10/3/2010, nhà đầu tư Hoàng Samy Hùng (con ông Hoàng Kiều) đã vượt qua 7 nhà đầu tư khác để sở hữu toàn bộ số cổ phần này với mức giá 36.000 đồng/cổ phần.
Kết quả của quá trình đấu giá 51% vốn Nhà nước tại Tigitour là gia đình ông Hoàng Kiều đã nắm giữ 94% giá trị cổ phần của doanh nghiệp. Chưa hết, ông Hoàng Kiều còn âm thầm mua gom số cổ phần còn lại của Tigitour từ các doanh nghiệp và cá nhân khác.
Vì vậy không có gì ngạc nhiên khi đến ngày 24/3/2010, toàn bộ 100% cổ phần của Tigitour đều đã thuộc về gia đình ông Hoàng Kiều.
Hay nói khác hơn ông Trần Thanh Tiến, hiện đang làm Giám đốc cho Tigitour đã rất “đúng” khi mạnh miệng tuyên bố rằng chỉ ông Hoàng Kiều mới đủ khả năng mua toàn bộ cổ phần.
Tuy nhiên điều dư luận vẫn băn khoăn là vì sao ông Hoàng Kiều lại “thắng dễ dàng” trong cuộc chơi này khi mà khối tài sản nhà đất có vị trí đắc địa cũng như thương hiệu doanh nghiệp không hề được tính đến trong các văn bản có liên quan đến quá trình bán đấu giá vốn Nhà nước tại Tigitour?./.
Kim Quy (Vietnam+)