Ông Đỗ Thắng Hải, Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại, Bộ Công thương cho rằng, phần lớn các doanh nghiệp Việt Nam đều đã nhận thức được tầm quan trọng của việc xây dựng quảng bá và bảo vệ thương hiệu tuy nhiên số lượng các doanh nghiệp thực sự đầu tư vào việc xây dựng thương hiệu chỉ chiếm khoảng 20%.
Tại cuộc Hội thảo “Chung tay xây dựng thương hiệu quốc gia” do Báo Tin Tức, Thông tấn xã Việt Nam phối hợp với Bộ Công thương tổ chức sáng nay (9/6) tại Hà Nội, ô Hải cho rằng lý do cơ bản là do thiếu đội ngũ chuyên viên về thương hiệu và đội ngũ Marketing chuyên nghiệp.
Theo ông Hải, hiện nay, việc xây dựng hình ảnh quốc gia để tương xứng với vị thế mới, nhằm cạnh tranh và thu hút tối đa nguồn nhân lực cho sự tăng trưởng và phát triển bền vững trở nên cần thiết hơn bao giờ hết.
Để đạt được điều này thì cách tốt nhất là các doanh nghiệp phải tạo ra những sản phẩm có chất lượng cao, đáp ứng được yêu cầu khắt khe của thị trường, thông qua người tiêu dùng sẽ quảng bá được hình ảnh của doanh nghiệp và thương hiệu quốc gia.
Với nhiều năm xây dựng thị trường trong và ngoài nước, sản phẩm Vinacafe Biên Hòa đã từng bước chiếm được chỗ đứng của người tiêu dùng, ông Phạm Quang Vũ, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Vinacafe Biên Hòa chia sẻ, phương châm kinh doanh của doanh nghiệp là luôn hướng tới người tiêu dùng bằng chất lượng và cải tiến mẫu mã vì “thương hiệu sản phẩm chính là sự thừa nhận của người tiêu dùng.”
Nhưng điều mà các doanh nghiệp trong nước quan tâm là vấn đề thông tin để sản phẩm đến tay người tiêu dùng. Nhiều sản phẩm trong nước sản xuất ra có chất lượng không thua kém các mặt hàng cùng loại nhập ngoại trên thị trường, nhưng việc quảng bá hình ảnh kém khiến nhiều khách hàng ngay trong nội địa cũng chưa tiếp cận được.
Theo ông Bùi Quốc Việt, Giám đốc Trung tâm thông tin và quan hệ công chúng của Tập đoàn Bưu chính Việt Nam, thời gian qua, việc hỗ trợ các doanh nghiệp nâng cao nhận thức, tăng cường quảng bá về thương hiệu đã được thực hiện, đặc biệt thông qua việc tôn vinh các doanh nghiệp xuất sắc hàng năm đã có một sức hút lớn với nhiều doanh nghiệp.
Tuy nhiên, để duy trì, quảng bá sâu rộng hơn các thương hiệu một cách thường xuyên, có hệ thống thì vẫn chưa được thực hiện. Do vậy nhiều lợi thế và thế mạnh của hàng hóa và sản phẩm đến tay người tiêu dùng trong nước cũng vì thế mà mờ nhạt dần.
“Điều này làm giảm mức độ lan tỏa ảnh hưởng của thương hiệu đối với nhận thức của công chúng,” ông Việt nói.
Sau gần 3 năm thực hiện chương trình Thương hiệu quốc gia, gắn với các hoạt động thiết thức của cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam,” nhiều người dân Việt Nam đã có ý thức cần thiết hơn về cách tiêu dùng các sản phẩm nội địa.
Dù vậy, nhiều yếu tố chủ quan và khách quan xuất phát từ vấn đề tài chính mà một số người tiêu dùng có thể ưu tiên mua một hàng hóa giá rẻ mà không quan tâm nhiều đến chất lượng và xuất xứ của hàng hóa đó.
Đánh giá của ông Đỗ Thắng Hải cho thấy, quan trọng nhất với doanh nghiệp là phải cung cấp đủ lượng hàng hóa phục vụ thị trường với chất lượng và giá cả phù hợp, đặc biệt phải tập trung vào thị trường nông thôn, vùng sâu vùng xa nhằm mục tiêu lâu dài là thay thề dần hàng ngoại.
“Thông qua các hội chợ triển lãm và thương mại tại các thị trường đó, để doanh nghiệp tiếp cận được thị trường cũng như hàng hóa có thể đến tận tay người tiêu dùng,” ông Đỗ Thắng Hải nhấn mạnh.
Chương trình Thương hiệu quốc gia được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt ngày 29/11/2003, giao cho Bộ Công Thương chịu trách nhiệm phối hợp với các bộ, ngành triển khai.
Được tổ chức 2 năm một lần và bắt đầu từ năm 2008, chương trình đã lựa chọn được 30 doanh nghiệp có thương hiệu sản phẩm hàng đầu Việt Nam thỏa mãn được các giá trị “Chất lượng - Đổi mới sáng tạo - Năng lực lãnh đạo."
Trong lần thứ 2 này (2010), chương trình đã thu hút gần 2.000 doanh nghiệp đăng ký tham gia và có 43 doanh nghiệp đã được vinh danh./.
Tại cuộc Hội thảo “Chung tay xây dựng thương hiệu quốc gia” do Báo Tin Tức, Thông tấn xã Việt Nam phối hợp với Bộ Công thương tổ chức sáng nay (9/6) tại Hà Nội, ô Hải cho rằng lý do cơ bản là do thiếu đội ngũ chuyên viên về thương hiệu và đội ngũ Marketing chuyên nghiệp.
Theo ông Hải, hiện nay, việc xây dựng hình ảnh quốc gia để tương xứng với vị thế mới, nhằm cạnh tranh và thu hút tối đa nguồn nhân lực cho sự tăng trưởng và phát triển bền vững trở nên cần thiết hơn bao giờ hết.
Để đạt được điều này thì cách tốt nhất là các doanh nghiệp phải tạo ra những sản phẩm có chất lượng cao, đáp ứng được yêu cầu khắt khe của thị trường, thông qua người tiêu dùng sẽ quảng bá được hình ảnh của doanh nghiệp và thương hiệu quốc gia.
Với nhiều năm xây dựng thị trường trong và ngoài nước, sản phẩm Vinacafe Biên Hòa đã từng bước chiếm được chỗ đứng của người tiêu dùng, ông Phạm Quang Vũ, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Vinacafe Biên Hòa chia sẻ, phương châm kinh doanh của doanh nghiệp là luôn hướng tới người tiêu dùng bằng chất lượng và cải tiến mẫu mã vì “thương hiệu sản phẩm chính là sự thừa nhận của người tiêu dùng.”
Nhưng điều mà các doanh nghiệp trong nước quan tâm là vấn đề thông tin để sản phẩm đến tay người tiêu dùng. Nhiều sản phẩm trong nước sản xuất ra có chất lượng không thua kém các mặt hàng cùng loại nhập ngoại trên thị trường, nhưng việc quảng bá hình ảnh kém khiến nhiều khách hàng ngay trong nội địa cũng chưa tiếp cận được.
Theo ông Bùi Quốc Việt, Giám đốc Trung tâm thông tin và quan hệ công chúng của Tập đoàn Bưu chính Việt Nam, thời gian qua, việc hỗ trợ các doanh nghiệp nâng cao nhận thức, tăng cường quảng bá về thương hiệu đã được thực hiện, đặc biệt thông qua việc tôn vinh các doanh nghiệp xuất sắc hàng năm đã có một sức hút lớn với nhiều doanh nghiệp.
Tuy nhiên, để duy trì, quảng bá sâu rộng hơn các thương hiệu một cách thường xuyên, có hệ thống thì vẫn chưa được thực hiện. Do vậy nhiều lợi thế và thế mạnh của hàng hóa và sản phẩm đến tay người tiêu dùng trong nước cũng vì thế mà mờ nhạt dần.
“Điều này làm giảm mức độ lan tỏa ảnh hưởng của thương hiệu đối với nhận thức của công chúng,” ông Việt nói.
Sau gần 3 năm thực hiện chương trình Thương hiệu quốc gia, gắn với các hoạt động thiết thức của cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam,” nhiều người dân Việt Nam đã có ý thức cần thiết hơn về cách tiêu dùng các sản phẩm nội địa.
Dù vậy, nhiều yếu tố chủ quan và khách quan xuất phát từ vấn đề tài chính mà một số người tiêu dùng có thể ưu tiên mua một hàng hóa giá rẻ mà không quan tâm nhiều đến chất lượng và xuất xứ của hàng hóa đó.
Đánh giá của ông Đỗ Thắng Hải cho thấy, quan trọng nhất với doanh nghiệp là phải cung cấp đủ lượng hàng hóa phục vụ thị trường với chất lượng và giá cả phù hợp, đặc biệt phải tập trung vào thị trường nông thôn, vùng sâu vùng xa nhằm mục tiêu lâu dài là thay thề dần hàng ngoại.
“Thông qua các hội chợ triển lãm và thương mại tại các thị trường đó, để doanh nghiệp tiếp cận được thị trường cũng như hàng hóa có thể đến tận tay người tiêu dùng,” ông Đỗ Thắng Hải nhấn mạnh.
Chương trình Thương hiệu quốc gia được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt ngày 29/11/2003, giao cho Bộ Công Thương chịu trách nhiệm phối hợp với các bộ, ngành triển khai.
Được tổ chức 2 năm một lần và bắt đầu từ năm 2008, chương trình đã lựa chọn được 30 doanh nghiệp có thương hiệu sản phẩm hàng đầu Việt Nam thỏa mãn được các giá trị “Chất lượng - Đổi mới sáng tạo - Năng lực lãnh đạo."
Trong lần thứ 2 này (2010), chương trình đã thu hút gần 2.000 doanh nghiệp đăng ký tham gia và có 43 doanh nghiệp đã được vinh danh./.
Đức Duy (Vietnam+)