Chương trình nghệ thuật “Đại tướng Võ Nguyên Giáp và Bản giao hưởng Điện Biên” tốn ba năm để hoàn thiện và huy động gần 300 diễn viên của sáu nhà hát trên cả nước sẽ chính thức công diễn tại Quảng Bình và được Truyền hình trực tiếp trên kênh VTV1 vào tối ngày 28/5 tới. Đây là chương trình nghệ thuật có ý nghĩa chính trị, văn hóa chào mừng 57 năm ngày giải phóng Điện Biên (7/5/1954 – 7/5/2011), 36 năm ngày thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2011), chào mừng cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIII và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2011 – 2016. Bên cạnh đó, chương trình ca ngợi tài năng lãnh đạo cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của Đảng, Bác Hồ, trực tiếp nhất là Đại tướng Võ Nguyên Giáp – người học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh và đây cũng là món quà đặc biệt có ý nghĩa chúc thọ Đại tướng bước sang tuổi 101. Phóng viên VietnamPlus đã có cuộc trò chuyện với nhà văn Nguyễn Quang Vinh, tác giả kịch bản đồng thời là tổng đạo diễn chương trình.
"Bản giao hưởng" của sân khấu điện ảnh
- Được biết, “Đại tướng Võ Nguyên Giáp và bản giao hưởng Điện Biên” là một chương trình nghệ thuật sân khấu-điện ảnh. Tôi muốn nhấn mạnh đến sự kết hợp hai yếu tố sân khấu và điện ảnh, xin anh có thể giải thích rõ hơn về sự kết hợp mới mẻ này?
Đạo diễn Nguyễn Quang Vinh: Đây là một công trình mà với cá nhân tôi đã phải lăn lộn ba năm trời mới hoàn thiện được kịch bản để có thể thỏa mãn được hội đồng ban chỉ đạo nghệ thuật và ban tổ chức. Chương trình này có ba điểm mới. Thứ nhất, đây là lần đầu tiên chúng tôi nâng một vở diễn sân khấu trở thành một chương trình nghệ thuật hay còn gọi là một sự kiện sân khấu điện ảnh, với tầm cỡ lớn hơn, có sự tham gia đội ngũ đông đảo hơn, với một bối cảnh hoành tráng hơn, chân thực hơn. Điểm mới thứ hai là, lần đầu tiên êkip sáng tạo kết hợp giữa êkip sân khấu và êkip điện ảnh để phục vụ cho Chương trình này. Bởi chúng tôi muốn đưa sự chân thực nhiều nhất có thể đến với khán giả, và chỉ có điện ảnh mới có thể chân thực còn sân khấu nặng về tính ước lệ, biểu trưng không đủ sức làm toát lên được vẻ đẹp của chương trình, mà vẻ đẹp phải bắt nguồn từ sự chân thực. Điểm mới thứ ba, xét riêng về một tác phẩm sân khấu hoặc điện ảnh, lần đầu tiên hình tượng Đại tướng Võ Nguyễn Giáp trở thành nhân vật trung tâm của một chương trình nghệ thuật lớn. Và cũng lần đầu tiên dưới góc độ một chương trình tác phẩm sân khấu, hội tụ đủ các ngôi sao của cả ba miền và hơn 300 diễn viên trong vai quần chúng từ sáu nhà hát trong cả nước. - Ba yếu tố đó sẽ được thể hiện trên sân khấu của chương trình như thế nào, thưa anh?Đạo diễn Nguyễn Quang Vinh: Cả ba yếu tốt kể trên giúp chương trình đạt được những yêu cầu mà cả êkip sáng tạo, ban chỉ đạo, ban tổ chức, diễn viên đều khao khát: hoành tráng, chân thực, hấp dẫn và tràn ngập cảm xúc.
- Vậy thì sân khấu được dàn dựng có gì đặc biệt không?Đạo diễn Nguyễn Quang Vinh: Sân khấu chương trình không hoàn toàn là một sân khấu theo truyền thống nhưng cũng không hoàn toàn như những bối cảnh. Nhưng yếu tố sân khấu và điện ảnh được quyện vào nhau, hỗ trợ nhau. Tiệm cận với sự chân thực của điện ảnh, mang tính khái quát cao hình thái sân khấu, vì thế khan giả sẽ được tiếp cận một sân khấu mới mẻ và ấn tượng. Không cần Lý Nhã Kỳ để "câu khách"- Chương trình sẽ quy tụ gần 300 nghệ sĩ của cả ba miền và chỉ có 10 ngày để luyện tập cật lực cho vai diễn, liệu có thể đảm bảo sự kết nối giữa các diễn viên cũng như ráp nối “nuột nà” giữa các phân cảnh không thưa ông?Đạo diễn Nguyễn Quang Vinh: Tuy nói là chỉ có hơn 10 ngày nhưng kế hoạch tập của chúng tôi đã nâng thời gian tập dượt lên rất nhiều lần. Vì chúng tôi tổ chức tập ở bốn sàn sân khấu trong cùng một lúc, ngay từ ngày tập đầu tiên, đã có âm nhạc, tiếng động và các diễn viên chính đã được tập trước, đã thuộc lời thoại… - Vì sao anh lại chọn một gương mặt của giới showbiz Lý Nhã Kỳ (vai Julie-thư ký của tướng De Castries) vào một chương trình có tính chính trị, lịch sử như vậy?Đạo diễn Nguyễn Quang Vinh: Với tư cách Tổng đạo diễn, ngoài Lý Nhã Kỳ không diễn viên nào vào vai Julie tốt hơn cô ấy. - Dựa vào đâu mà anh đánh giá như vậy? Hỏi thật anh, liệu đây có phải là yếu tố “câu khách”trong một chương trình vốn đã nặng về tính chất chính trị không?Đạo diễn Nguyễn Quang Vinh: Tại sao lại phải chọn một tên nữ diễn viên, hay một chi tiết trong chương trình này để “câu khách”? Bản thân ba chữ “Võ Nguyên Giáp” đã hút hồn hút vía khán giả rồi cơ mà. Đúng không? Tôi gặp Lý Nhã Kỳ, cô ấy nói: đài từ em rất bất lợi cho sân khấu hiện đại và không đạo diễn nào cho em lên sân khấu hết. Tôi nói, cái yếu nhất của em lại chính là thế mạnh của vai diễn này. Còn về diễn xuất, cô ấy diễn tinh tế, có nghề, cảm thụ sâu sắc nhân vật và đặc biệt là có trách nhiệm. Thật cảm động khi cô ấy chấp nhận ra từ ngày đầu tiên đến ngày cuối cùng và đành lòng không về để thắp cho bố một nén hương nhân ngày giỗ. Cô ấy là diễn viên có tên tuổi nhưng khiêm tốn, yêu nghề, dễ chịu và rất cầu thị.
- Vâng, thế còn về Đại tướng Võ Nguyên Giáp, anh đã có cơ hội để trực tiếp báo cáo với Đại tướng về chương trình tâm huyết này của mình chưa?Đạo diễn Nguyễn Quang Vinh: Đó là ao ước của tôi. Tôi còn ước, tôi đọc từng dòng kịch bản để Đại tướng nghe. Nhưng đã không thể… - Anh tâm huyết như thế, quyết “sống, chết” trong suốt ba năm với “Đại tướng Võ Nguyên Giáp và bản giao hưởng Điện Biên”, có phải anh muốn được một lần vụt sáng trước khi… về hưu không?Đạo diễn Nguyễn Quang Vinh: Đời tôi sống, viết, sáng tạo không nhằm tới hai chữ “vụt sáng”, tôi gắng hết sức để ngủ ngon lành sau mỗi công trình nghệ thuật. Với tôi không có chữ hưu. Chữ hưu nó vừa xa lạ, vừa tàn nhẫn với nghệ sỹ… - Xin cảm ơn và chúc chương trình của anh sẽ thành công!
"Bản giao hưởng" của sân khấu điện ảnh
- Được biết, “Đại tướng Võ Nguyên Giáp và bản giao hưởng Điện Biên” là một chương trình nghệ thuật sân khấu-điện ảnh. Tôi muốn nhấn mạnh đến sự kết hợp hai yếu tố sân khấu và điện ảnh, xin anh có thể giải thích rõ hơn về sự kết hợp mới mẻ này?
Đạo diễn Nguyễn Quang Vinh: Đây là một công trình mà với cá nhân tôi đã phải lăn lộn ba năm trời mới hoàn thiện được kịch bản để có thể thỏa mãn được hội đồng ban chỉ đạo nghệ thuật và ban tổ chức. Chương trình này có ba điểm mới. Thứ nhất, đây là lần đầu tiên chúng tôi nâng một vở diễn sân khấu trở thành một chương trình nghệ thuật hay còn gọi là một sự kiện sân khấu điện ảnh, với tầm cỡ lớn hơn, có sự tham gia đội ngũ đông đảo hơn, với một bối cảnh hoành tráng hơn, chân thực hơn. Điểm mới thứ hai là, lần đầu tiên êkip sáng tạo kết hợp giữa êkip sân khấu và êkip điện ảnh để phục vụ cho Chương trình này. Bởi chúng tôi muốn đưa sự chân thực nhiều nhất có thể đến với khán giả, và chỉ có điện ảnh mới có thể chân thực còn sân khấu nặng về tính ước lệ, biểu trưng không đủ sức làm toát lên được vẻ đẹp của chương trình, mà vẻ đẹp phải bắt nguồn từ sự chân thực. Điểm mới thứ ba, xét riêng về một tác phẩm sân khấu hoặc điện ảnh, lần đầu tiên hình tượng Đại tướng Võ Nguyễn Giáp trở thành nhân vật trung tâm của một chương trình nghệ thuật lớn. Và cũng lần đầu tiên dưới góc độ một chương trình tác phẩm sân khấu, hội tụ đủ các ngôi sao của cả ba miền và hơn 300 diễn viên trong vai quần chúng từ sáu nhà hát trong cả nước. - Ba yếu tố đó sẽ được thể hiện trên sân khấu của chương trình như thế nào, thưa anh?Đạo diễn Nguyễn Quang Vinh: Cả ba yếu tốt kể trên giúp chương trình đạt được những yêu cầu mà cả êkip sáng tạo, ban chỉ đạo, ban tổ chức, diễn viên đều khao khát: hoành tráng, chân thực, hấp dẫn và tràn ngập cảm xúc.
- Vậy thì sân khấu được dàn dựng có gì đặc biệt không?Đạo diễn Nguyễn Quang Vinh: Sân khấu chương trình không hoàn toàn là một sân khấu theo truyền thống nhưng cũng không hoàn toàn như những bối cảnh. Nhưng yếu tố sân khấu và điện ảnh được quyện vào nhau, hỗ trợ nhau. Tiệm cận với sự chân thực của điện ảnh, mang tính khái quát cao hình thái sân khấu, vì thế khan giả sẽ được tiếp cận một sân khấu mới mẻ và ấn tượng. Không cần Lý Nhã Kỳ để "câu khách"- Chương trình sẽ quy tụ gần 300 nghệ sĩ của cả ba miền và chỉ có 10 ngày để luyện tập cật lực cho vai diễn, liệu có thể đảm bảo sự kết nối giữa các diễn viên cũng như ráp nối “nuột nà” giữa các phân cảnh không thưa ông?Đạo diễn Nguyễn Quang Vinh: Tuy nói là chỉ có hơn 10 ngày nhưng kế hoạch tập của chúng tôi đã nâng thời gian tập dượt lên rất nhiều lần. Vì chúng tôi tổ chức tập ở bốn sàn sân khấu trong cùng một lúc, ngay từ ngày tập đầu tiên, đã có âm nhạc, tiếng động và các diễn viên chính đã được tập trước, đã thuộc lời thoại… - Vì sao anh lại chọn một gương mặt của giới showbiz Lý Nhã Kỳ (vai Julie-thư ký của tướng De Castries) vào một chương trình có tính chính trị, lịch sử như vậy?Đạo diễn Nguyễn Quang Vinh: Với tư cách Tổng đạo diễn, ngoài Lý Nhã Kỳ không diễn viên nào vào vai Julie tốt hơn cô ấy. - Dựa vào đâu mà anh đánh giá như vậy? Hỏi thật anh, liệu đây có phải là yếu tố “câu khách”trong một chương trình vốn đã nặng về tính chất chính trị không?Đạo diễn Nguyễn Quang Vinh: Tại sao lại phải chọn một tên nữ diễn viên, hay một chi tiết trong chương trình này để “câu khách”? Bản thân ba chữ “Võ Nguyên Giáp” đã hút hồn hút vía khán giả rồi cơ mà. Đúng không? Tôi gặp Lý Nhã Kỳ, cô ấy nói: đài từ em rất bất lợi cho sân khấu hiện đại và không đạo diễn nào cho em lên sân khấu hết. Tôi nói, cái yếu nhất của em lại chính là thế mạnh của vai diễn này. Còn về diễn xuất, cô ấy diễn tinh tế, có nghề, cảm thụ sâu sắc nhân vật và đặc biệt là có trách nhiệm. Thật cảm động khi cô ấy chấp nhận ra từ ngày đầu tiên đến ngày cuối cùng và đành lòng không về để thắp cho bố một nén hương nhân ngày giỗ. Cô ấy là diễn viên có tên tuổi nhưng khiêm tốn, yêu nghề, dễ chịu và rất cầu thị.
- Vâng, thế còn về Đại tướng Võ Nguyên Giáp, anh đã có cơ hội để trực tiếp báo cáo với Đại tướng về chương trình tâm huyết này của mình chưa?Đạo diễn Nguyễn Quang Vinh: Đó là ao ước của tôi. Tôi còn ước, tôi đọc từng dòng kịch bản để Đại tướng nghe. Nhưng đã không thể… - Anh tâm huyết như thế, quyết “sống, chết” trong suốt ba năm với “Đại tướng Võ Nguyên Giáp và bản giao hưởng Điện Biên”, có phải anh muốn được một lần vụt sáng trước khi… về hưu không?Đạo diễn Nguyễn Quang Vinh: Đời tôi sống, viết, sáng tạo không nhằm tới hai chữ “vụt sáng”, tôi gắng hết sức để ngủ ngon lành sau mỗi công trình nghệ thuật. Với tôi không có chữ hưu. Chữ hưu nó vừa xa lạ, vừa tàn nhẫn với nghệ sỹ… - Xin cảm ơn và chúc chương trình của anh sẽ thành công!
Diễn viên tham gia chương trình: Nghệ sĩ Trịnh Mai Nguyên vai Đại tướng Võ Nguyên Giáp (NSƯT Khương Đức Thuận đóng vai Đại tướng Võ Nguyên Giáp khi về già); nghệ sĩ Tiến Hợi vai Chủ tịch Hồ Chí Minh; Tấn Minh vai tướng De Castries; Nghệ sĩ ưu tú Bắc Việt vai Đại tướng Na Va; Lý Nhã Kỳ vai Julie-thư ký của De Castries)…
Cùng tập thể diễn viên Nhà hát kịch Việt Nam, Nhà hát kịch Hà Nội, Nhà hát kịch Nam Định, Nhà hát kịch Lam Sơn Thanh Hóa, Nhà hát nghệ thuật ca kịch Huế, Nhà hát nghệ thuật cung đình Huế, Đoàn nghệ thuật truyền thống Quảng Bình, Nhà hát chèo Quân đội.
|
ChiLê (Vietnam+)