Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) ngày 21/1 công bố báo cáo cho thấy mỗi năm thế giới cần phải chi thêm 700 tỷ USD để tìm kiếm các biện pháp thay thế việc sử dụng nhiên liệu hóa thạch.
Hoạt động này của con người được cho là nguyên nhân chính gây ra tình trạng lũ lụt nghiêm trọng, các đợt nắng nóng bất thường và hiện tượng mực nước biển trên toàn cầu tăng.
Báo cáo này được công bố trước thềm hội nghị thường niên WEF tại Davos, Thụy Sĩ, diễn ra trong tuần này.
Theo báo cáo, khoản chi thêm 700 tỷ USD mỗi năm là cần thiết để thúc đẩy sử dụng các loại năng lượng mới và mang lại hiệu quả sử dụng năng lượng cao hơn trong các lĩnh vực như xây dựng, công nghiệp và giao thông vận tải. Một phần trong số tiền này sẽ được dùng để đầu tư phát triển các nguồn năng lượng sạch hơn, như năng lượng gió, năng lượng Mặt Trời...
Báo cáo cho rằng mức tăng 36 tỷ USD hàng năm trong chi tiêu của các chính phủ cho mục tiêu làm chậm quá trình biến đổi khí hậu, có thể "kích thích" những khoản kinh phí lớn hơn từ các nhà đầu tư tư nhân.
Mức tăng 36 tỷ USD/năm cho kế hoạch giảm tác động của biến đổi khí hậu, sẽ tăng khoản chi tiêu của các chính phủ lên 126 tỷ USD/năm, qua đó có thể thu hút thêm 570 tỷ USD từ các nhà đầu tư tư nhân, nếu hoạt động này được quản lý hiệu quả.
Cũng theo báo cáo của WEF, kinh phí toàn cầu cho cho việc phát triển năng lượng tái sinh đã đạt 257 tỷ USD năm 2011, tăng 17% so với năm trước đó.
Tuy nhiên, trong bối cảnh khủng hoảng tài chính toàn cầu lan rộng, nhiều nền kinh tế hàng đầu ở Tây Âu đã cắt giảm các nguồn kinh phí để phát triển công nghệ xanh. Bên cạnh đó, các nước cũng bất đồng về khoản đóng góp để giảm khí thải gây hiệu ứng nhà kính và đối phó với tình trạng ấm lên toàn cầu./.
Hoạt động này của con người được cho là nguyên nhân chính gây ra tình trạng lũ lụt nghiêm trọng, các đợt nắng nóng bất thường và hiện tượng mực nước biển trên toàn cầu tăng.
Báo cáo này được công bố trước thềm hội nghị thường niên WEF tại Davos, Thụy Sĩ, diễn ra trong tuần này.
Theo báo cáo, khoản chi thêm 700 tỷ USD mỗi năm là cần thiết để thúc đẩy sử dụng các loại năng lượng mới và mang lại hiệu quả sử dụng năng lượng cao hơn trong các lĩnh vực như xây dựng, công nghiệp và giao thông vận tải. Một phần trong số tiền này sẽ được dùng để đầu tư phát triển các nguồn năng lượng sạch hơn, như năng lượng gió, năng lượng Mặt Trời...
Báo cáo cho rằng mức tăng 36 tỷ USD hàng năm trong chi tiêu của các chính phủ cho mục tiêu làm chậm quá trình biến đổi khí hậu, có thể "kích thích" những khoản kinh phí lớn hơn từ các nhà đầu tư tư nhân.
Mức tăng 36 tỷ USD/năm cho kế hoạch giảm tác động của biến đổi khí hậu, sẽ tăng khoản chi tiêu của các chính phủ lên 126 tỷ USD/năm, qua đó có thể thu hút thêm 570 tỷ USD từ các nhà đầu tư tư nhân, nếu hoạt động này được quản lý hiệu quả.
Cũng theo báo cáo của WEF, kinh phí toàn cầu cho cho việc phát triển năng lượng tái sinh đã đạt 257 tỷ USD năm 2011, tăng 17% so với năm trước đó.
Tuy nhiên, trong bối cảnh khủng hoảng tài chính toàn cầu lan rộng, nhiều nền kinh tế hàng đầu ở Tây Âu đã cắt giảm các nguồn kinh phí để phát triển công nghệ xanh. Bên cạnh đó, các nước cũng bất đồng về khoản đóng góp để giảm khí thải gây hiệu ứng nhà kính và đối phó với tình trạng ấm lên toàn cầu./.
(TTXVN)