Ông Nguyễn Anh Thơ, Phó Cục trưởng Cục An toàn lao động, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội cho biết hiện nay tình hình doanh nghiêp vi phạm về an toàn lao động, vệ sinh lao động khá phổ biến, trong đó xét về một số chỉ tiêu cơ bản của doanh nghiệp cả nước thì chỉ có 35-36,7% thực hiện các quy định này.
Số liệu của Sở Lao động-Thương binh và Xã hội Thành phố Hồ Chí Minh công bố tại hội thảo “Thực trạng hệ thống tổ chức, bộ máy và lực lượng quản lý nhà nước về an toàn, vệ sinh lao động” do Cục An toàn lao động tổ chức ngày 26/8 tại Thành phố Hồ Chí Minh, qua thanh tra tại 2.149 đơn vị, doanh nghiệp trên địa bàn thành phố thì có tới 2.130 đơn vị vi phạm.
Riêng lĩnh vực an toàn vệ sinh lao động, các doanh nghiệp thường vi phạm các lỗi như làm thêm giờ quá quy định; không huấn luyện an toàn vệ sinh lao động; không định kỳ kiểm tra, tu sửa máy, thiết bị; không kiểm định thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động trước khi đưa vào sử dụng; không đo kiểm môi trường lao động; không khám sức khỏe định kỳ, không phát hiện bệnh nghề nghiệp...
Thời gian qua, tình hình tai nạn lao động trên địa bàn diễn biến phức tạp, về tần suất giảm nhưng số vụ tai nạn vẫn còn ở mức cao. Riêng năm 2012 trên toàn thành phố đã xảy ra 1.568 vụ tai nạn lao động, làm chết 106 người, bị thương 1.477 người... Bà Rịa-Vũng Tàu, Kon Tum, Phú Yên, Hậu Giang có mức độ vi phạm trong lĩnh vực an toàn, vệ sinh lao động ở mức cao.
Theo đánh giá từ Cục An toàn lao động, nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên là do quản lý về an toàn, vệ sinh lao động hiện còn tồn tại một số hạn chế như: hệ thống pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động còn chồng chéo, phân tán, được quy định trong nhiều văn bản luật; việc ban hành các văn bản hướng dẫn thi hành còn chậm gây khó khăn cho việc thực hiện; việc tuân thủ pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động của phần lớn các doanh nghiệp hiện nay chưa nghiêm…
Các đại biểu tham dự hội thảo cũng cho rằng, hiện nay hệ thống pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động chưa tập trung, lực lượng thanh tra còn thiếu; tình hình thực hiện công tác an toàn vệ sinh lao động trong thời gian qua chưa thực sự hiệu quả, số tai nạn lao động và mắc bệnh nghệ nghiệp vẫn còn nhiều. Do đó, cần thiết phải đổi mới công tác quản lý nhà nước trong công tác thực hiện an toàn, vệ sinh lao động, đồng thời cần xây dựng và hoàn thiện Luật an toàn, vệ sinh lao động, cần đổi mới công tác quản lý, hình thức tuyên truyền, phổ biến pháp luật và hoàn thiện Luật vệ an toàn, vệ sinh lao động.
Thạc sỹ Nguyễn Hữu Hòa, Phó Trưởng phòng Thanh tra an toàn vệ sinh lao động, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội cũng cho rằng, cần xây dựng Luật An toàn, vệ sinh lao động và các văn bản luật, dưới luật khác, trong đó quy định về việc thành lập riêng tổ chức thanh tra an toàn, vệ sinh lao động độc lập.
Việc xây dựng Luật an toàn, vệ sinh lao động trên cơ sở hệ thống hóa, mở rộng phạm vi điều chỉnh là cần thiết đáp ứng yêu cầu đổi mới toàn diện công tác thanh tra, tạo cơ sở pháp lý cho việc cải cách tổ chức và hoạt động của các cơ quan thanh tra về an toàn, vệ sinh lao động hiện nay; đồng thời cần hoàn thiện cơ chế quản lý, tổ chức bộ máy, tăng cường đội ngũ cán bộ làm công tác thanh tra; phối hợp thống nhất nhiệm vụ, quyền hạn giữa các lực lượng thanh tra trong các lĩnh vực có liên quan.
Ông Hà Tất Thắng, Cục trưởng Cục An toàn vệ sinh lao động cho biết, dự kiến đến giữa năm 2015 Luật An toàn vệ sinh lao động sẽ được thông qua. Khi Luật này đưa vào thực hiện sẽ giải quyết được những hạn chế hiện nay trong công tác thực hiện an toàn, vệ sinh lao động. Các vấn đề về cơ chế, chính sách kiện toàn tổ chức lực lượng thanh tra sẽ được quy định cụ thể phù hợp với đặc thù nghề nghiệp, tính chất của công tác an toàn, vệ sinh lao động./.
Số liệu của Sở Lao động-Thương binh và Xã hội Thành phố Hồ Chí Minh công bố tại hội thảo “Thực trạng hệ thống tổ chức, bộ máy và lực lượng quản lý nhà nước về an toàn, vệ sinh lao động” do Cục An toàn lao động tổ chức ngày 26/8 tại Thành phố Hồ Chí Minh, qua thanh tra tại 2.149 đơn vị, doanh nghiệp trên địa bàn thành phố thì có tới 2.130 đơn vị vi phạm.
Riêng lĩnh vực an toàn vệ sinh lao động, các doanh nghiệp thường vi phạm các lỗi như làm thêm giờ quá quy định; không huấn luyện an toàn vệ sinh lao động; không định kỳ kiểm tra, tu sửa máy, thiết bị; không kiểm định thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động trước khi đưa vào sử dụng; không đo kiểm môi trường lao động; không khám sức khỏe định kỳ, không phát hiện bệnh nghề nghiệp...
Thời gian qua, tình hình tai nạn lao động trên địa bàn diễn biến phức tạp, về tần suất giảm nhưng số vụ tai nạn vẫn còn ở mức cao. Riêng năm 2012 trên toàn thành phố đã xảy ra 1.568 vụ tai nạn lao động, làm chết 106 người, bị thương 1.477 người... Bà Rịa-Vũng Tàu, Kon Tum, Phú Yên, Hậu Giang có mức độ vi phạm trong lĩnh vực an toàn, vệ sinh lao động ở mức cao.
Theo đánh giá từ Cục An toàn lao động, nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên là do quản lý về an toàn, vệ sinh lao động hiện còn tồn tại một số hạn chế như: hệ thống pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động còn chồng chéo, phân tán, được quy định trong nhiều văn bản luật; việc ban hành các văn bản hướng dẫn thi hành còn chậm gây khó khăn cho việc thực hiện; việc tuân thủ pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động của phần lớn các doanh nghiệp hiện nay chưa nghiêm…
Các đại biểu tham dự hội thảo cũng cho rằng, hiện nay hệ thống pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động chưa tập trung, lực lượng thanh tra còn thiếu; tình hình thực hiện công tác an toàn vệ sinh lao động trong thời gian qua chưa thực sự hiệu quả, số tai nạn lao động và mắc bệnh nghệ nghiệp vẫn còn nhiều. Do đó, cần thiết phải đổi mới công tác quản lý nhà nước trong công tác thực hiện an toàn, vệ sinh lao động, đồng thời cần xây dựng và hoàn thiện Luật an toàn, vệ sinh lao động, cần đổi mới công tác quản lý, hình thức tuyên truyền, phổ biến pháp luật và hoàn thiện Luật vệ an toàn, vệ sinh lao động.
Thạc sỹ Nguyễn Hữu Hòa, Phó Trưởng phòng Thanh tra an toàn vệ sinh lao động, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội cũng cho rằng, cần xây dựng Luật An toàn, vệ sinh lao động và các văn bản luật, dưới luật khác, trong đó quy định về việc thành lập riêng tổ chức thanh tra an toàn, vệ sinh lao động độc lập.
Việc xây dựng Luật an toàn, vệ sinh lao động trên cơ sở hệ thống hóa, mở rộng phạm vi điều chỉnh là cần thiết đáp ứng yêu cầu đổi mới toàn diện công tác thanh tra, tạo cơ sở pháp lý cho việc cải cách tổ chức và hoạt động của các cơ quan thanh tra về an toàn, vệ sinh lao động hiện nay; đồng thời cần hoàn thiện cơ chế quản lý, tổ chức bộ máy, tăng cường đội ngũ cán bộ làm công tác thanh tra; phối hợp thống nhất nhiệm vụ, quyền hạn giữa các lực lượng thanh tra trong các lĩnh vực có liên quan.
Ông Hà Tất Thắng, Cục trưởng Cục An toàn vệ sinh lao động cho biết, dự kiến đến giữa năm 2015 Luật An toàn vệ sinh lao động sẽ được thông qua. Khi Luật này đưa vào thực hiện sẽ giải quyết được những hạn chế hiện nay trong công tác thực hiện an toàn, vệ sinh lao động. Các vấn đề về cơ chế, chính sách kiện toàn tổ chức lực lượng thanh tra sẽ được quy định cụ thể phù hợp với đặc thù nghề nghiệp, tính chất của công tác an toàn, vệ sinh lao động./.
Hồng Kiều