Trao đổi với báo chí chiều 11/7, Chánh Văn phòng Bộ Xây dựng Đỗ Đức Duy khẳng định chỉ có ba doanh nghiệp nhà nước được đề nghị vay gói hỗ trợ 30.000 tỷ đồng.
Cụ thể, danh sách các dự án được Bộ Xây dựng đề xuất vay vốn đợt đầu chỉ có bốn dự án của doanh nghiệp Nhà nước thuộc ba đơn vị là Tổng công ty Thủy tinh và Gốm xây dựng (Viglacera), Tổng công ty Vật liệu xây dựng số 1 (FICO) và Công ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên Phát triển đô thị và Khu công nghiệp (IDICO).
Các dự án còn lại của doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp cổ phần không có vốn nhà nước và doanh nghiệp cổ phần có vốn nhà nước nhưng nhà nước không nắm giữ cổ phần chi phối. Thông tin này đã xóa đi nghi ngờ về việc gói hỗ trợ nhà ở xã hội 30.000 tỷ đồng “đổ dồn” về các doanh nghiệp nhà nước.
Theo ông Duy, sau khi rà soát và thẩm định hồ sơ các dự án đã được các địa phương và doanh nghiệp đăng ký, Bộ Xây dựng đã đề xuất danh mục đợt đầu gồm 30 dự án xây dựng nhà ở xã hội và dự án nhà ở thương mại chuyển đổi công năng sang nhà ở xã hội để Ngân hàng Nhà nước và các ngân hàng thương mại cổ phần xem xét, cho vay vốn từ gói 30.000 tỷ đồng.
[30.000 tỷ hỗ trợ mua nhà ở: Vẫn quá nhiều rào cản]
Trong số này có 15 dự án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội đã đăng ký vay vốn đầu tư trước khi Chính phủ ban hành Nghị quyết 02; 12 dự án đăng ký vay vốn sau khi ban hành Nghị quyết 02 và ba dự án chuyển đổi công năng sang nhà ở xã hội.
Công ty cổ phần xây dựng và phát triển đầu tư Hải Phòng (CDI) - dự án khu chung cư An Đồng - một trong hai dự án tại Hải Phòng được vay vốn từ gói tín dụng ưu đãi này cho biết hiện đã có 10 khách hàng của CDI làm thủ tục vay vốn ưu đãi, trong đó ngân hàng đã thẩm định xong hai hồ sơ và sẽ giải ngân trong thời gian tới.
Tổng Giám đốc CDI Nguyễn Ngọc Thành nhận xét đây là lần đầu tiên các hộ gia đình được hỗ trợ vay với lãi suất ưu đãi để mua nhà. Họ yên tâm, tin tưởng và thấy các chính sách đang thực sự hướng đến người dân nghèo. Nếu khách hàng hấp thụ hết gói hỗ trợ này, thị trường bất động sản sẽ ấm lên, tạo ra việc làm mới và thúc đẩy tiêu thụ các sản phẩm vật liệu xây dựng như sắt, thép, ximăng…
Lợi ích tương tự cũng đến với doanh nghiệp, gói hỗ trợ không những giúp doanh nghiệp bán được sản phẩm mà còn giúp họ tiếp cận nguồn vốn với lãi suất thấp để thực hiện các dự án tiếp theo, ông Thành kỳ vọng.
Cùng đó, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển (BIDV) cũng đã xác nhận đến thời điểm ngày 3/7 đã cho hai doanh nghiệp vay vốn. Trong đó, Công ty Cổ phần Tập đoàn Xây dựng và Phát triển nhà Vicoland được vay 117,7 tỷ đồng để đầu tư dự án xây dựng nhà ở xã hội tại tỉnh Thừa Thiên-Huế; Công ty cổ phần Tư vấn Thương mại Dịch vụ Địa ốc Hoàng Quân vay 540 tỷ đồng để đầu tư dự án chuyển đổi công năng sang nhà ở xã hội tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Ngoài ra, còn nhiều dự án theo danh sách đề xuất của Bộ Xây dựng đang được các ngân hàng khẩn trương thẩm định để quyết định giải ngân.
Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Trần Nam đánh giá gói hỗ trợ tín dụng 30.000 tỷ đồng là một chương trình dài hạn, hướng tới số đông người dân có thu nhập thấp, trung bình và có nhu cầu thực về nhà ở. Nếu nhìn vào nhu cầu nhà ở xã hội, sức lan tỏa của gói hỗ trợ sẽ không chỉ dừng lại ở 30.000 tỷ đồng.
Trong điều kiện hiện tại, khoảng 30% nguồn vốn sẽ được cho chủ đầu tư vay để tạo nguồn hàng hóa là các dự án nhà ở xã hội vốn đã, đang thực hiện, nhưng thiếu nguồn lực; phần còn lại để cho người dân vay thời hạn 10 năm hưởng lãi suất thấp (6% hoặc thấp hơn) nếu có điều chỉnh.
Ngoài năm ngân hàng tham gia vào gói hỗ trợ, các ngân hàng thương mại khác cũng phải cạnh tranh, hạ lãi suất; các doanh nghiệp xây lắp, sản xuất vật liệu xây dựng cũng sẽ ứng vốn và hàng hóa vào các dự án.
Hiện cả nước đã có khoảng gần 10.000 hộ dân vào ở trong các khu nhà dành cho người thu nhập thấp. Trong thời gian tới, hàng trăm hecta đất có cơ sở hạ tầng đầy đủ sẽ được quy hoạch để làm nhà ở xã hội.
Trước mắt, doanh nghiệp phải dành 20% quỹ đất của mỗi dự án để xây nhà ở xã hội. Bộ Xây dựng đang thẩm định một số dự án nhà ở thương mại chuyển sang nhà xã hội và trong vòng hai tuần tới sẽ đề xuất danh sách đợt 2 gửi Ngân hàng Nhà nước cùng với các ngân hàng thương mại cổ phần xem xét cho vay.
Đặc biệt, Bộ Xây dựng và Ngân hàng Nhà nước sẽ họp bàn để tháo gỡ khó khăn về thủ tục nhằm giải ngân nhanh nguồn vốn cho khách hàng cá nhân mua nhà./.
Cụ thể, danh sách các dự án được Bộ Xây dựng đề xuất vay vốn đợt đầu chỉ có bốn dự án của doanh nghiệp Nhà nước thuộc ba đơn vị là Tổng công ty Thủy tinh và Gốm xây dựng (Viglacera), Tổng công ty Vật liệu xây dựng số 1 (FICO) và Công ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên Phát triển đô thị và Khu công nghiệp (IDICO).
Các dự án còn lại của doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp cổ phần không có vốn nhà nước và doanh nghiệp cổ phần có vốn nhà nước nhưng nhà nước không nắm giữ cổ phần chi phối. Thông tin này đã xóa đi nghi ngờ về việc gói hỗ trợ nhà ở xã hội 30.000 tỷ đồng “đổ dồn” về các doanh nghiệp nhà nước.
Theo ông Duy, sau khi rà soát và thẩm định hồ sơ các dự án đã được các địa phương và doanh nghiệp đăng ký, Bộ Xây dựng đã đề xuất danh mục đợt đầu gồm 30 dự án xây dựng nhà ở xã hội và dự án nhà ở thương mại chuyển đổi công năng sang nhà ở xã hội để Ngân hàng Nhà nước và các ngân hàng thương mại cổ phần xem xét, cho vay vốn từ gói 30.000 tỷ đồng.
[30.000 tỷ hỗ trợ mua nhà ở: Vẫn quá nhiều rào cản]
Trong số này có 15 dự án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội đã đăng ký vay vốn đầu tư trước khi Chính phủ ban hành Nghị quyết 02; 12 dự án đăng ký vay vốn sau khi ban hành Nghị quyết 02 và ba dự án chuyển đổi công năng sang nhà ở xã hội.
Công ty cổ phần xây dựng và phát triển đầu tư Hải Phòng (CDI) - dự án khu chung cư An Đồng - một trong hai dự án tại Hải Phòng được vay vốn từ gói tín dụng ưu đãi này cho biết hiện đã có 10 khách hàng của CDI làm thủ tục vay vốn ưu đãi, trong đó ngân hàng đã thẩm định xong hai hồ sơ và sẽ giải ngân trong thời gian tới.
Tổng Giám đốc CDI Nguyễn Ngọc Thành nhận xét đây là lần đầu tiên các hộ gia đình được hỗ trợ vay với lãi suất ưu đãi để mua nhà. Họ yên tâm, tin tưởng và thấy các chính sách đang thực sự hướng đến người dân nghèo. Nếu khách hàng hấp thụ hết gói hỗ trợ này, thị trường bất động sản sẽ ấm lên, tạo ra việc làm mới và thúc đẩy tiêu thụ các sản phẩm vật liệu xây dựng như sắt, thép, ximăng…
Lợi ích tương tự cũng đến với doanh nghiệp, gói hỗ trợ không những giúp doanh nghiệp bán được sản phẩm mà còn giúp họ tiếp cận nguồn vốn với lãi suất thấp để thực hiện các dự án tiếp theo, ông Thành kỳ vọng.
Cùng đó, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển (BIDV) cũng đã xác nhận đến thời điểm ngày 3/7 đã cho hai doanh nghiệp vay vốn. Trong đó, Công ty Cổ phần Tập đoàn Xây dựng và Phát triển nhà Vicoland được vay 117,7 tỷ đồng để đầu tư dự án xây dựng nhà ở xã hội tại tỉnh Thừa Thiên-Huế; Công ty cổ phần Tư vấn Thương mại Dịch vụ Địa ốc Hoàng Quân vay 540 tỷ đồng để đầu tư dự án chuyển đổi công năng sang nhà ở xã hội tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Ngoài ra, còn nhiều dự án theo danh sách đề xuất của Bộ Xây dựng đang được các ngân hàng khẩn trương thẩm định để quyết định giải ngân.
Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Trần Nam đánh giá gói hỗ trợ tín dụng 30.000 tỷ đồng là một chương trình dài hạn, hướng tới số đông người dân có thu nhập thấp, trung bình và có nhu cầu thực về nhà ở. Nếu nhìn vào nhu cầu nhà ở xã hội, sức lan tỏa của gói hỗ trợ sẽ không chỉ dừng lại ở 30.000 tỷ đồng.
Trong điều kiện hiện tại, khoảng 30% nguồn vốn sẽ được cho chủ đầu tư vay để tạo nguồn hàng hóa là các dự án nhà ở xã hội vốn đã, đang thực hiện, nhưng thiếu nguồn lực; phần còn lại để cho người dân vay thời hạn 10 năm hưởng lãi suất thấp (6% hoặc thấp hơn) nếu có điều chỉnh.
Ngoài năm ngân hàng tham gia vào gói hỗ trợ, các ngân hàng thương mại khác cũng phải cạnh tranh, hạ lãi suất; các doanh nghiệp xây lắp, sản xuất vật liệu xây dựng cũng sẽ ứng vốn và hàng hóa vào các dự án.
Hiện cả nước đã có khoảng gần 10.000 hộ dân vào ở trong các khu nhà dành cho người thu nhập thấp. Trong thời gian tới, hàng trăm hecta đất có cơ sở hạ tầng đầy đủ sẽ được quy hoạch để làm nhà ở xã hội.
Trước mắt, doanh nghiệp phải dành 20% quỹ đất của mỗi dự án để xây nhà ở xã hội. Bộ Xây dựng đang thẩm định một số dự án nhà ở thương mại chuyển sang nhà xã hội và trong vòng hai tuần tới sẽ đề xuất danh sách đợt 2 gửi Ngân hàng Nhà nước cùng với các ngân hàng thương mại cổ phần xem xét cho vay.
Đặc biệt, Bộ Xây dựng và Ngân hàng Nhà nước sẽ họp bàn để tháo gỡ khó khăn về thủ tục nhằm giải ngân nhanh nguồn vốn cho khách hàng cá nhân mua nhà./.
Thu Hằng (TTXVN)