Ngày 7/10, Tổng Giám đốc Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PVN) Phùng Đình Thực cho biết, trong quí IV này, PVN sẽ khởi công Dự án đường ống dẫn khí Lô B-Ô Môn với tổng mức đầu tư 800 triệu USD.
Đối tác Chevron (Mỹ) sẽ thi công phần công trình ngoài biển, còn PVN sẽ thi công phần công trình trên đất liền.
Dự án đường ống dẫn khí Lô B-Ô Môn dài gần 400km; trong đó tuyến ống dẫn trên biển dài 246km và tuyến ống trên bờ dài 152km đi qua 5 tỉnh, thành phố là Kiên Giang, Cà Mau, Bạc Liêu, Hậu Giang và Cần Thơ.
Với công suất vận chuyển khí đạt 18,3 triệu m3 khí/ngày, dự án khi hoàn thành (vào tháng 7/2011) sẽ đưa khí từ ngoài biển Tây Nam (Lô B) cung cấp cho các nhà máy điện khí tại khu vực miền Tây Nam Bộ, gồm 1 tổ hợp nhà máy điện khí tại huyện Ô Môn, thành phố Cần Thơ với tổng công suất gần 3.000MW và 1 nhà máy điện khí tại tỉnh Cà Mau có công suất 750MW.
Tập đoàn Chevron nắm giữ 43% cổ phần trong Liên doanh khai thác khí đốt ngoài khơi biển Tây Nam Việt Nam. Thời gian qua, Dự án khí Lô B-Ô Môn đã bị triển khai chậm do nảy sinh nhiều khó khăn trong đàm phán giữa Chevron và PVN.
Trong khi đó, Trung tâm nhiệt điện Ô Môn tuy đã được khởi công từ cuối tháng 2/2006 nhưng đến nay mới có tổ máy số 1 (công suất 330MW) phát điện hòa lưới quốc gia.
Chủ đầu tư Tập đoàn Điện lực Việt Nam vẫn phải “chờ” tiến độ dự án khí Lô B-Ô Môn để triển khai xây dựng tiếp các nhà máy điện khác trong trung tâm. Bởi với tổng công suất lên tới gần 3.000MW, Trung tâm này sẽ “ngốn” khoảng 4 tỷ m3 khí/năm./.
Đối tác Chevron (Mỹ) sẽ thi công phần công trình ngoài biển, còn PVN sẽ thi công phần công trình trên đất liền.
Dự án đường ống dẫn khí Lô B-Ô Môn dài gần 400km; trong đó tuyến ống dẫn trên biển dài 246km và tuyến ống trên bờ dài 152km đi qua 5 tỉnh, thành phố là Kiên Giang, Cà Mau, Bạc Liêu, Hậu Giang và Cần Thơ.
Với công suất vận chuyển khí đạt 18,3 triệu m3 khí/ngày, dự án khi hoàn thành (vào tháng 7/2011) sẽ đưa khí từ ngoài biển Tây Nam (Lô B) cung cấp cho các nhà máy điện khí tại khu vực miền Tây Nam Bộ, gồm 1 tổ hợp nhà máy điện khí tại huyện Ô Môn, thành phố Cần Thơ với tổng công suất gần 3.000MW và 1 nhà máy điện khí tại tỉnh Cà Mau có công suất 750MW.
Tập đoàn Chevron nắm giữ 43% cổ phần trong Liên doanh khai thác khí đốt ngoài khơi biển Tây Nam Việt Nam. Thời gian qua, Dự án khí Lô B-Ô Môn đã bị triển khai chậm do nảy sinh nhiều khó khăn trong đàm phán giữa Chevron và PVN.
Trong khi đó, Trung tâm nhiệt điện Ô Môn tuy đã được khởi công từ cuối tháng 2/2006 nhưng đến nay mới có tổ máy số 1 (công suất 330MW) phát điện hòa lưới quốc gia.
Chủ đầu tư Tập đoàn Điện lực Việt Nam vẫn phải “chờ” tiến độ dự án khí Lô B-Ô Môn để triển khai xây dựng tiếp các nhà máy điện khác trong trung tâm. Bởi với tổng công suất lên tới gần 3.000MW, Trung tâm này sẽ “ngốn” khoảng 4 tỷ m3 khí/năm./.
(TTXVN/Vietnam+)