Tập đoàn dầu khí quốc gia YPF của Argentina và hãng Chevron của Mỹ ngày 19/12 đã ký thỏa thuận sơ bộ nhằm phát triển dầu khí đá phiến tại một khu vực rộng 600km2 thuộc mỏ Vaca Muerta có trữ lượng khổng lồ nằm tại quốc gia Nam Mỹ.
Trong vòng bốn tháng tới, hai bên sẽ xác định các bước thực hiện dự án để ký một thỏa thuận liên doanh chính thức, trước khi bắt tay vào khoan hơn 100 giếng dầu trong 12 tháng, với vốn đầu tư khoảng 1 tỷ USD.
Phát biểu với báo giới, Chủ tịch YPF, Miguel Galuccio, cho biết mục tiêu của thỏa thuận là sau giai đoạn “thử nghiệm”, trên hai bên sẽ khoan khoảng 1.500-2.000 giếng, với vốn đầu tư có thể lên tới 15 tỷ USD. Hai bên không tiết lộ số vốn mà họ sẽ đầu tư.
Ông Galuccio khẳng định thỏa thuận trên được ký tại Houston (Mỹ) - đánh dấu một mốc rất quan trọng đối với YPF cũng như đối với tương lai của mỏ Vaca Muerta.
YPF do Nhà nước Argentina nắm quyền điều hành sau khi quốc hữu hóa 51% cổ phần của tập đoàn Repsol của Tây Ban Nha với lý do không đầu tư như cam kết khiến Argentina phải đối mặt với nguy cơ khủng hoảng năng lượng.
Mới đây YPF đã chính thức kiện Nhà nước Argentina tại Trung tâm giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế để đòi bồi thường khoảng 10,5 tỷ USD vì việc quốc hữu hóa trên, đồng thời kiện Chevron tại một tòa án liên bang ở New York bởi đã ký với YPF hồi tháng Chín năm nay bản ghi nhớ để phát triển Vaca Muerta mà Repsol đã có công phát hiện.
Chủ tịch phụ trách khu vực Mỹ Latinh và châu Phi của Chevron, ông Ali Moshiri, khẳng định vụ kiện của Repsol cũng như việc mới đây một thẩm phán Argentina ra lệnh tịch biên 100% tài sản của Chevron trên đất Argentina để buộc tập đoàn này bồi thường 19 tỷ USD về những hậu quả về môi trường đã gây ra cho những người bản địa Ecuador theo phán quyết của tòa án nước này, sẽ không ảnh hưởng tới việc triển khai thỏa thuận với YPF.
Mỏ Vaca Muerta có trữ lượng ước tính 22,5 tỷ thùng dầu quy đổi, cho phép Argentina đứng thứ ba thế giới về trữ lượng nguồn dầu khí phi truyền thống này. Theo ước tính, mỏ có thể được phát triển toàn bộ trong 10 năm, với vốn cần đầu tư khoảng 25 tỷ USD mỗi năm.
Trong những ngày tới YPF - tập đoàn dầu khí lớn nhất và chiếm 35% thị phần tại Argentina - cũng ký một thỏa thuận tương tự với tập đoàn năng lượng Bridas Holding của Argentina. Trước đó YPF đã ký các bản ghi nhớ với hai tập đoàn nước ngoài quan tâm phát triển mỏ trên./.
Trong vòng bốn tháng tới, hai bên sẽ xác định các bước thực hiện dự án để ký một thỏa thuận liên doanh chính thức, trước khi bắt tay vào khoan hơn 100 giếng dầu trong 12 tháng, với vốn đầu tư khoảng 1 tỷ USD.
Phát biểu với báo giới, Chủ tịch YPF, Miguel Galuccio, cho biết mục tiêu của thỏa thuận là sau giai đoạn “thử nghiệm”, trên hai bên sẽ khoan khoảng 1.500-2.000 giếng, với vốn đầu tư có thể lên tới 15 tỷ USD. Hai bên không tiết lộ số vốn mà họ sẽ đầu tư.
Ông Galuccio khẳng định thỏa thuận trên được ký tại Houston (Mỹ) - đánh dấu một mốc rất quan trọng đối với YPF cũng như đối với tương lai của mỏ Vaca Muerta.
YPF do Nhà nước Argentina nắm quyền điều hành sau khi quốc hữu hóa 51% cổ phần của tập đoàn Repsol của Tây Ban Nha với lý do không đầu tư như cam kết khiến Argentina phải đối mặt với nguy cơ khủng hoảng năng lượng.
Mới đây YPF đã chính thức kiện Nhà nước Argentina tại Trung tâm giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế để đòi bồi thường khoảng 10,5 tỷ USD vì việc quốc hữu hóa trên, đồng thời kiện Chevron tại một tòa án liên bang ở New York bởi đã ký với YPF hồi tháng Chín năm nay bản ghi nhớ để phát triển Vaca Muerta mà Repsol đã có công phát hiện.
Chủ tịch phụ trách khu vực Mỹ Latinh và châu Phi của Chevron, ông Ali Moshiri, khẳng định vụ kiện của Repsol cũng như việc mới đây một thẩm phán Argentina ra lệnh tịch biên 100% tài sản của Chevron trên đất Argentina để buộc tập đoàn này bồi thường 19 tỷ USD về những hậu quả về môi trường đã gây ra cho những người bản địa Ecuador theo phán quyết của tòa án nước này, sẽ không ảnh hưởng tới việc triển khai thỏa thuận với YPF.
Mỏ Vaca Muerta có trữ lượng ước tính 22,5 tỷ thùng dầu quy đổi, cho phép Argentina đứng thứ ba thế giới về trữ lượng nguồn dầu khí phi truyền thống này. Theo ước tính, mỏ có thể được phát triển toàn bộ trong 10 năm, với vốn cần đầu tư khoảng 25 tỷ USD mỗi năm.
Trong những ngày tới YPF - tập đoàn dầu khí lớn nhất và chiếm 35% thị phần tại Argentina - cũng ký một thỏa thuận tương tự với tập đoàn năng lượng Bridas Holding của Argentina. Trước đó YPF đã ký các bản ghi nhớ với hai tập đoàn nước ngoài quan tâm phát triển mỏ trên./.
Quang Sơn/Buenos Aires (Vietnam+)