Theo một nghiên cứu mới đây, kiểm tra huyết áp trên cả hai cánh tay có thể dễ dàng phát hiện nguy cơ mắc bệnh tim mạch thậm chí cả nguy cơ tử vong ở bệnh nhân.
Các nhà nghiên cứu thuộc Đại học Exeter (Anh) phát hiện ra rằng sự khác biệt về chỉ số huyết áp tâm thu khác nhau ở cả hai cánh tay có thể là chỉ dấu cho thấy những rắc rối về tim mạch. Nghiên cứu trước đây cho thấy người có huyết áp cao có nguy cơ mắc bệnh tim, đột quỵ, bệnh thận và chứng mất trí nhớ.
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho rằng khi chỉ số huyết áp vượt quá 140/90 mmHg được chẩn đoán là huyết áp cao. Chỉ số đầu tiên được gọi là huyết áp tâm thu hay huyết áp tối đa đánh giá áp lực bơm máu của tim khi co lại trong khi huyết áp tối thiểu hay huyết áp tâm trương là áp lực lên thành mạch máu khi quả tim ngừng bơm máu.
Phát hiện mới này được đăng trên tạp chí “The Lancet” của Anh số ra tháng 2/2012. Trên tạp chí này, các nhà nghiên cứu cho biết việc kiểm tra huyết áp ở cả hai cánh tay sẽ trở thành tiêu chuẩn bắt buộc để kiếm tra tình trạng sức khỏe tim mạch của người bệnh.
Kết quả nghiên cứu được đưa ra sau khi tập hợp 28 hồ sơ thống kê các dữ liệu khác nhau về huyết áp tâm thu của hai bên cánh tay bệnh nhân.
Nghiên cứu này khẳng định sự khác biệt giữa hai bên cánh tay khi đó chênh nhau 15mm hoặc hơn có thể liên quan đến nguy cơ hẹp động mạch cung cấp máu cho các chi trong cơ thể. Sự chênh lệch này cũng liên quan đến bệnh lý về mạch máu não tồn tại từ trước đó trong cơ thể người bệnh, vốn ảnh hưởng đến khả năng cung cấp máu cho não và dẫn đến chứng mất trí nhớ.
Liên quan đến vấn đề này, những ca tử vong do tai biến mạch máu não cũng được đặt ra trong trường hợp chênh lệch về số đo huyết áp tâm thu ở hai cánh tay.
Những trường hợp như trên được gọi là “bệnh cảnh thầm lặng” - là nguy cơ tiềm ẩn không được phát hiện sớm. Và cách tốt nhất để tránh điều này là thầy thuốc cần đo huyết áp cả hai bên cánh tay để tránh những nguy cơ đột quỵ trong tương lai đối với người bệnh./.
Các nhà nghiên cứu thuộc Đại học Exeter (Anh) phát hiện ra rằng sự khác biệt về chỉ số huyết áp tâm thu khác nhau ở cả hai cánh tay có thể là chỉ dấu cho thấy những rắc rối về tim mạch. Nghiên cứu trước đây cho thấy người có huyết áp cao có nguy cơ mắc bệnh tim, đột quỵ, bệnh thận và chứng mất trí nhớ.
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho rằng khi chỉ số huyết áp vượt quá 140/90 mmHg được chẩn đoán là huyết áp cao. Chỉ số đầu tiên được gọi là huyết áp tâm thu hay huyết áp tối đa đánh giá áp lực bơm máu của tim khi co lại trong khi huyết áp tối thiểu hay huyết áp tâm trương là áp lực lên thành mạch máu khi quả tim ngừng bơm máu.
Phát hiện mới này được đăng trên tạp chí “The Lancet” của Anh số ra tháng 2/2012. Trên tạp chí này, các nhà nghiên cứu cho biết việc kiểm tra huyết áp ở cả hai cánh tay sẽ trở thành tiêu chuẩn bắt buộc để kiếm tra tình trạng sức khỏe tim mạch của người bệnh.
Kết quả nghiên cứu được đưa ra sau khi tập hợp 28 hồ sơ thống kê các dữ liệu khác nhau về huyết áp tâm thu của hai bên cánh tay bệnh nhân.
Nghiên cứu này khẳng định sự khác biệt giữa hai bên cánh tay khi đó chênh nhau 15mm hoặc hơn có thể liên quan đến nguy cơ hẹp động mạch cung cấp máu cho các chi trong cơ thể. Sự chênh lệch này cũng liên quan đến bệnh lý về mạch máu não tồn tại từ trước đó trong cơ thể người bệnh, vốn ảnh hưởng đến khả năng cung cấp máu cho não và dẫn đến chứng mất trí nhớ.
Liên quan đến vấn đề này, những ca tử vong do tai biến mạch máu não cũng được đặt ra trong trường hợp chênh lệch về số đo huyết áp tâm thu ở hai cánh tay.
Những trường hợp như trên được gọi là “bệnh cảnh thầm lặng” - là nguy cơ tiềm ẩn không được phát hiện sớm. Và cách tốt nhất để tránh điều này là thầy thuốc cần đo huyết áp cả hai bên cánh tay để tránh những nguy cơ đột quỵ trong tương lai đối với người bệnh./.
Cao Phong (Vietnam+)