Một nhóm các nhà nghiên cứu thuộc Đại học Quốc gia Singapore (NUS) vừa chế tạo được robot Cá chép.
Đây là loại cá robot đầu tiên ở châu Á có thể lặn, nổi, sử dụng vây giống như cá thật. Ngoài ra, robot này cũng được lập trình để thực hiện một số chức năng riêng.
Không giống như các thiết bị dưới nước truyền thống khác, cá robot của Singapore có sự linh hoạt, hình thức và kích cỡ của cá thật, cho phép nó để tiếp cận những không gian chật hẹp một cách dễ dàng.
Theo nhóm nghiên cứu, thiết bị mới đặc biệt hữu ích trong việc tiến hành các hoạt động khai quật khảo cổ dưới nước, những nơi thợ lặn hoặc máy móc rất khó tiếp cận.
Cá robot cũng có thể được sử dụng trong hoạt động quân sự hoặc phát hiện đường ống rò rỉ, những nhiệm vụ quá nguy hiểm đối với con người.
Hầu hết các thiết bị robot cá hiện nay chỉ có thể thực hiện những chuyển động hai chiều, có nghĩa là không thể lặn và bị hạn chế do chỉ bơi được trên mặt nước.
Dù robot cá chép cho đến nay chưa được thử nghiệm trong môi trường biển thực tế, song nhóm nghiên cứu hy vọng có thể chế tạo cá robot có kích cỡ thậm chí còn nhỏ hơn và giống thật hơn.
Anh Fan Lupeng, thành viên nhóm nghiên cứu cho biết: "Chúng tôi dự định trang bị cho nó nhiều cảm biến hơn như GPS và một máy quay video để cải thiện các chuyển động 3-D tự hành. Chúng tôi cũng có ý định để thử nghiệm thiết bị của mình với những nhiệm vụ khó khăn hơn như phát hiện mục tiêu"./.
Đây là loại cá robot đầu tiên ở châu Á có thể lặn, nổi, sử dụng vây giống như cá thật. Ngoài ra, robot này cũng được lập trình để thực hiện một số chức năng riêng.
Không giống như các thiết bị dưới nước truyền thống khác, cá robot của Singapore có sự linh hoạt, hình thức và kích cỡ của cá thật, cho phép nó để tiếp cận những không gian chật hẹp một cách dễ dàng.
Theo nhóm nghiên cứu, thiết bị mới đặc biệt hữu ích trong việc tiến hành các hoạt động khai quật khảo cổ dưới nước, những nơi thợ lặn hoặc máy móc rất khó tiếp cận.
Cá robot cũng có thể được sử dụng trong hoạt động quân sự hoặc phát hiện đường ống rò rỉ, những nhiệm vụ quá nguy hiểm đối với con người.
Hầu hết các thiết bị robot cá hiện nay chỉ có thể thực hiện những chuyển động hai chiều, có nghĩa là không thể lặn và bị hạn chế do chỉ bơi được trên mặt nước.
Dù robot cá chép cho đến nay chưa được thử nghiệm trong môi trường biển thực tế, song nhóm nghiên cứu hy vọng có thể chế tạo cá robot có kích cỡ thậm chí còn nhỏ hơn và giống thật hơn.
Anh Fan Lupeng, thành viên nhóm nghiên cứu cho biết: "Chúng tôi dự định trang bị cho nó nhiều cảm biến hơn như GPS và một máy quay video để cải thiện các chuyển động 3-D tự hành. Chúng tôi cũng có ý định để thử nghiệm thiết bị của mình với những nhiệm vụ khó khăn hơn như phát hiện mục tiêu"./.
Việt Hải/Singapore (Vietnam+)