Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng vừa ký Quyết định 07/2013/QĐ-TTg quy định về chế độ tài chính của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Quyết định 08/2013/QĐ-TTg về chế độ kế toán áp dụng đối với Ngân hàng Nhà nước.
Theo Quyết định 07, Ngân hàng Nhà nước quản lý và sử dụng các loại vốn gồm: Pháp định; tiền phát hành vào lưu thông để thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia; tiền gửi của các tổ chức tín dụng, Kho bạc Nhà nước; vốn đi vay; vốn khác.
Mức vốn pháp định của Ngân hàng Nhà nước là 10.000 tỷ đồng, được hình thành từ các nguồn: Nguồn vốn hiện có (gồm nguồn vốn ngân sách nhà nước đã cấp, vốn đầu tư xây dựng cơ bản và mua sắm tài sản cố định); nguồn vốn được bổ sung gồm vốn ngân sách nhà nước cấp (nếu có), khoản trích từ chi phí bằng 12% trên giá trị tài sản cố định bình quân hàng năm theo quy định, chênh lệch tăng do đánh giá lại tài sản cố định theo quy định của pháp luật, nguồn vốn khác (nếu có).
Ngân hàng Nhà nước được lập khoản dự phòng rủi ro và hạch toán vào chi phí bằng 10% chênh lệch thu chi chưa bao gồm khoản chi dự phòng rủi ro. Số dư khoản dự phòng rủi ro không vượt quá số phải trích lập dự phòng rủi ro theo quy định áp dụng đối với Ngân hàng Nhà nước. Khoản dự phòng rủi ro được sử dụng để bù đắp các khoản tổn thất hoặc coi như tổn thất trong hoạt động của Ngân hàng Nhà nước.
Đồng thời, Ngân hàng Nhà nước thực hiện trích từ chênh lệch thu, chi hàng năm theo quy định để bổ sung Quỹ thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia và Quỹ dự phòng tài chính. Đối với Quỹ thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia, số dư thực của Quỹ không vượt quá 1 lần mức vốn pháp định của Ngân hàng Nhà nước. Mức tối đa của Quỹ dự phòng tài chính không vượt quá 25% vốn pháp định của Ngân hàng Nhà nước.
Ngân hàng Nhà nước đầu tư xây dựng cơ bản, mua sắm tài sản cố định từ các nguồn vốn: Ngân sách nhà nước cấp; khấu hao tài sản cố định được để lại theo quy định; trích từ chi phí bằng 12% trên giá trị tài sản cố định bình quân hàng năm và các nguồn vốn hợp pháp khác.
Chênh lệch thu, chi hàng năm của Ngân hàng Nhà nước sau khi trừ phần kinh phí khoán trên chênh lệch thu, chi theo cơ chế khoán được trích lập quỹ thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia mức trích bằng 20% chênh lệch thu, chi hàng năm, trích lập quỹ dự phòng tài chính bằng 10% chênh lệch thu chi hàng năm.
Năm tài chính của Ngân hàng Nhà nước bắt đầu từ ngày 1/1 và kết thúc vào cuối ngày 31/12 năm dương lịch.
Quyết định 08 quy định về chế độ kế toán áp dụng đối với Ngân hàng Nhà nước gồm 4 phần: hệ thống tài khoản kế toán; chứng từ kế toán; cổ kế toán; báo cáo tài chính.
Hệ thống tài khoản kế toán Ngân hàng Nhà nước bao gồm các tài khoản kế toán cần sử dụng để phản ánh các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh trong hoạt động của Ngân hàng Nhà nước.
Hệ thống tài khoản kế toán Ngân hàng Nhà nước gồm có các nhóm tài khoản và tài khoản: tái cấp vốn, dự trữ bắt buộc, nghiệp vụ thị trường mở và các công cụ khác theo quy định của Chính phủ để thực hiện Chính sách tiền tệ quốc gia; phát hành tiền và nợ phải trả; cho vay, bảo lãnh, tạm ứng cho ngân sách nhà nước; quản lý ngoại hối và hoạt động ngoại hối; vốn quỹ và kết quả hoạt động của Ngân hàng Nhà nước.
Quyết định cũng yêu cầu báo cáo tài chính của Ngân hàng Nhà nước có bảng cân đối kế toán; báo cáo thu nhập, chi phí và kết quả hoạt động; thuyết minh báo cáo tài chính.
Nội dung, phương pháp lập, tổng hợp, trình bày báo cáo tài chính của Ngân hàng Nhà nước do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quy định căn cứ vào các chuẩn mực kế toán của Việt Nam, các yêu cầu về quản lý đối với Ngân hàng Nhà nước và phù hợp chuẩn mực, thông lệ quốc tế áp dụng đối với ngân hàng trung ương.
Quyết định 08 có hiệu lực từ ngày 15/3./.
Theo Quyết định 07, Ngân hàng Nhà nước quản lý và sử dụng các loại vốn gồm: Pháp định; tiền phát hành vào lưu thông để thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia; tiền gửi của các tổ chức tín dụng, Kho bạc Nhà nước; vốn đi vay; vốn khác.
Mức vốn pháp định của Ngân hàng Nhà nước là 10.000 tỷ đồng, được hình thành từ các nguồn: Nguồn vốn hiện có (gồm nguồn vốn ngân sách nhà nước đã cấp, vốn đầu tư xây dựng cơ bản và mua sắm tài sản cố định); nguồn vốn được bổ sung gồm vốn ngân sách nhà nước cấp (nếu có), khoản trích từ chi phí bằng 12% trên giá trị tài sản cố định bình quân hàng năm theo quy định, chênh lệch tăng do đánh giá lại tài sản cố định theo quy định của pháp luật, nguồn vốn khác (nếu có).
Ngân hàng Nhà nước được lập khoản dự phòng rủi ro và hạch toán vào chi phí bằng 10% chênh lệch thu chi chưa bao gồm khoản chi dự phòng rủi ro. Số dư khoản dự phòng rủi ro không vượt quá số phải trích lập dự phòng rủi ro theo quy định áp dụng đối với Ngân hàng Nhà nước. Khoản dự phòng rủi ro được sử dụng để bù đắp các khoản tổn thất hoặc coi như tổn thất trong hoạt động của Ngân hàng Nhà nước.
Đồng thời, Ngân hàng Nhà nước thực hiện trích từ chênh lệch thu, chi hàng năm theo quy định để bổ sung Quỹ thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia và Quỹ dự phòng tài chính. Đối với Quỹ thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia, số dư thực của Quỹ không vượt quá 1 lần mức vốn pháp định của Ngân hàng Nhà nước. Mức tối đa của Quỹ dự phòng tài chính không vượt quá 25% vốn pháp định của Ngân hàng Nhà nước.
Ngân hàng Nhà nước đầu tư xây dựng cơ bản, mua sắm tài sản cố định từ các nguồn vốn: Ngân sách nhà nước cấp; khấu hao tài sản cố định được để lại theo quy định; trích từ chi phí bằng 12% trên giá trị tài sản cố định bình quân hàng năm và các nguồn vốn hợp pháp khác.
Chênh lệch thu, chi hàng năm của Ngân hàng Nhà nước sau khi trừ phần kinh phí khoán trên chênh lệch thu, chi theo cơ chế khoán được trích lập quỹ thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia mức trích bằng 20% chênh lệch thu, chi hàng năm, trích lập quỹ dự phòng tài chính bằng 10% chênh lệch thu chi hàng năm.
Năm tài chính của Ngân hàng Nhà nước bắt đầu từ ngày 1/1 và kết thúc vào cuối ngày 31/12 năm dương lịch.
Quyết định 08 quy định về chế độ kế toán áp dụng đối với Ngân hàng Nhà nước gồm 4 phần: hệ thống tài khoản kế toán; chứng từ kế toán; cổ kế toán; báo cáo tài chính.
Hệ thống tài khoản kế toán Ngân hàng Nhà nước bao gồm các tài khoản kế toán cần sử dụng để phản ánh các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh trong hoạt động của Ngân hàng Nhà nước.
Hệ thống tài khoản kế toán Ngân hàng Nhà nước gồm có các nhóm tài khoản và tài khoản: tái cấp vốn, dự trữ bắt buộc, nghiệp vụ thị trường mở và các công cụ khác theo quy định của Chính phủ để thực hiện Chính sách tiền tệ quốc gia; phát hành tiền và nợ phải trả; cho vay, bảo lãnh, tạm ứng cho ngân sách nhà nước; quản lý ngoại hối và hoạt động ngoại hối; vốn quỹ và kết quả hoạt động của Ngân hàng Nhà nước.
Quyết định cũng yêu cầu báo cáo tài chính của Ngân hàng Nhà nước có bảng cân đối kế toán; báo cáo thu nhập, chi phí và kết quả hoạt động; thuyết minh báo cáo tài chính.
Nội dung, phương pháp lập, tổng hợp, trình bày báo cáo tài chính của Ngân hàng Nhà nước do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quy định căn cứ vào các chuẩn mực kế toán của Việt Nam, các yêu cầu về quản lý đối với Ngân hàng Nhà nước và phù hợp chuẩn mực, thông lệ quốc tế áp dụng đối với ngân hàng trung ương.
Quyết định 08 có hiệu lực từ ngày 15/3./.
(TTXVN)