Cháy Nhà thờ Đức bà: Vì sao lính cứu hỏa chậm kiểm soát đám cháy?

Daily Mail hôm 16/4 cho biết lực lượng cứu hỏa Paris đã không thể sử dụng một chiến thuật đặc biệt mang tên Canadair giúp dập tắt nhanh vụ cháy đã làm hư hỏng nặng phần mái của Nhà thờ Đức bà Paris.
Cháy Nhà thờ Đức bà: Vì sao lính cứu hỏa chậm kiểm soát đám cháy? ảnh 1Bộ Nội vụ Pháp cho biết 400 lính cứu hỏa đã tham gia khống chế vụ cháy tại Nhà thờ Đức bà Paris. (Nguồn: Daily Mail)

Daily Mail hôm 16/4 cho biết lực lượng cứu hỏa Paris đã không thể sử dụng một chiến thuật đặc biệt mang tên Canadair giúp dập tắt nhanh vụ cháy đã làm hư hỏng nặng phần mái của Nhà thờ Đức bà Paris.

Theo đó, họ không thể thả một 'quả bom nước' lên công trình đã 850 năm tuổi, vì sợ nó sẽ làm hư hỏng những gì còn sót lại và khiến nhiều người bị thương.

Thời điểm vụ cháy đang diễn ra, trên mạng xã hội Twitter Tổng thống Mỹ Donald Trump đã gợi ý sử dụng chiến thuật Canadair để dập tắt đám cháy, tuy nhiên, những người lính cứu hỏa Pháp đã không dùng biện pháp này. 

"Một chiếc máy bay Canadair sẽ thả 6 tấn nước với tốc độ cao xuống mặt đất. Việc này có nguy cơ làm bị thương một hoặc nhiều người có mặt quanh công trình và đây là lý do vì sao biện pháp can thiệp này ít được dùng trong các vùng đô thị. Nếu tai nạn xảy ra, phi công lái máy bay điều khiển Canadair sẽ bị khởi tố...'' trang tin Le Monde của Pháp sau đó đã phân tích.

Bộ Nội vụ Pháp cũng lên mạng Twitter cho biết khoảng 400 lính cứu hỏa đã được huy động để dập lửa. Hàng trăm người dân Paris cũng đã đăng bình luận trên trang Twitter Pompiers du Paris để bày tỏ sự ủng hộ những người lính cứu hỏa đang mạo hiểm mạng sống để 'cứu' nhà thờ.

Đánh giá của các chuyên gia về việc chữa cháy của lính cứu hỏa Pháp là "rất bình tĩnh và có ý thức cao, chuyên nghiệp trong việc giữ gìn di sản.''

Việc dùng vòi nước tưới bên ngoài và nỗ lực di chuyển các vật phẩm quý giá ra khỏi biển lửa đã giúp bảo toàn đầy đủ được những di sản của Nhà thờ.

Canadair đã được Pháp sử dụng vào tháng 3 năm nay khi xảy ra một trận cháy rừng tồi tệ gần vùng Valdeblore. Họ cũng dùng chiến thuật này hồi năm 2017 trong vụ cháy rừng đã buộc 10.000 người phải sơ tán trong đêm./.

(Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục