Tham gia thi năng khiếu sáng nay tại Đại học Sư phạm Hà Nội có hàng nghìn thí sinh của rất nhiều khối thi như khối N,khối M, khối H, khối T với các môn như hát, kể chuyện, chạy…
Do các thí sinh phải thi lần lượt từng người nên việc thi cử được phân ca kíp.Thí sinh này thi xong thì đến lượt thí sinh khác vào, không cố định giờ giấc như các thí sinh khối khác. Sân trường Đại học Sư phạm sáng nay vì thế rộn ràng người qua kẻ lại với đủ loại màu sắc, quần áo, đạo cụ. Rất nhiều thí sinh nữ mặc áo dài thướt tha trong khi các thí sinh khác lại sặc sỡ với áo tứ thân mớ ba mớ bảy.
Thí sinh Diễm Quỳnh, đến từ Hà Nam, cho biết, em phải chọn mãi mới tìm được bộ áo dài ưng ý. Năm nay, Quỳnh thi vào khoa Giáo dục mầm non. Thi năng khiếu môn kể chuyện, Quỳnh bảo, em kể không được tốt lắm vì chỉ có 3 phút để chuẩn bị, đọc một truyện hoàn toàn mới, em thậm chí còn không nhớ nổi tên.
“Ngành của em thi có 39 phòng thi, mỗi phòng 29 người, trong khi chỉ tiêu lấy có 60 người, em sợ mình không có cơ hội,” Quỳnh nói.
Ở phía sau, khu vực sân thể dục thể thao của Đại học Sư phạm Hà Nội hôm nay cũng khá đông bởi có hàng trăm thí sinh đến dự thi môn… chạy. Đây là môn thi riêng của các thí sinh thi khối T vào khoa Sư phạm Giáo dục thể chất của trường.
Chỉ tiêu của trường là 80 trong khi số đăng ký là 400 người nên cuộc chạy đua cũng khá căng thẳng.
Khác với thí sinh thi vào các trường thể dục thể thao, thường là những vận động viên đã có thành tích nhất định hoặc đã được rèn luyện nhiều, các thí sinh thi vào Khoa Sư phạm Giáo dục Thể chất của Đại học Sư phạm có rất nhiều em chỉ mới… tập thể dục buổi sáng.
Thế nên, với đường chạy 400m, lại phải cố gắng hết sức để vượt lên đối thủ, nhiều thí sinh đã mệt lử tới muốn ngất xỉu, nôn và thậm chí, có người nhìn bạn thi trước mà “phát ngốt” tới mức phải bỏ thi.
Vừa kết thúc lượt chạy, thí sinh Nguyễn Văn Tuyên, ở Hoài Đức, Hà Nội đã nôn thốc nôn tháo. Tuyên cho biết, em chỉ quen chạy tập thể dục buổi sáng với tốc độ vừa phải, chưa phải chạy căng sức như hôm nay bao giờ. Khi học cấp 3, Tuyên cũng từng tham gia đội tuyển thể thao của trường nhưng lại ở môn... vật tự do. Vì thế, cậu về thứ 4 trong số 5 người dự thi cùng tốp. Mỗi tốp được chia 7 người cùng chạy, nhưng nhóm của Tuyên đã có 2 người bỏ cuộc.
Tương tự, em Trần Văn Thủy, quê ở Sóc Sơn, Hà Nội, cũng cho biết, nhóm của em có 1 thí sinh không dự thi. “Em về đích thứ 4 trên tổng số 6 người cùng chạy,” Thủy hồ hởi nói. Giống như Tuyên, Thủy bảo, em cũng chưa từng tham gia các cuộc thi chạy trước đó, trừ các bài kiểm tra môn thể dục ở trường. Có lẽ cũng vì thế mà cậu thấy mình về thứ 4 là yên tâm, không thèm quan tâm xem mình chạy hết bao nhiêu thời gian, trong khi thời gian chạy mới là yếu tố quyết định.
“Em học các môn văn hóa không được tốt nên ‘đầu quân’ thi vào ngành này. Hai môn thi trước, em làm bài không tốt lắm, toán chỉ được khoảng 3,5 điểm còn Sinh khá hơn chút, cỡ 6,5 điểm,” Thủy chia sẻ.
Trong khi các thí sinh của các khối bình thường khác đã có thể "kê gối ngủ" thì Thủy và các bạn cùng thi sẽ phải tiếp tục tranh tài trong môn thi bật xa vào ngày mai./.
Do các thí sinh phải thi lần lượt từng người nên việc thi cử được phân ca kíp.Thí sinh này thi xong thì đến lượt thí sinh khác vào, không cố định giờ giấc như các thí sinh khối khác. Sân trường Đại học Sư phạm sáng nay vì thế rộn ràng người qua kẻ lại với đủ loại màu sắc, quần áo, đạo cụ. Rất nhiều thí sinh nữ mặc áo dài thướt tha trong khi các thí sinh khác lại sặc sỡ với áo tứ thân mớ ba mớ bảy.
Thí sinh Diễm Quỳnh, đến từ Hà Nam, cho biết, em phải chọn mãi mới tìm được bộ áo dài ưng ý. Năm nay, Quỳnh thi vào khoa Giáo dục mầm non. Thi năng khiếu môn kể chuyện, Quỳnh bảo, em kể không được tốt lắm vì chỉ có 3 phút để chuẩn bị, đọc một truyện hoàn toàn mới, em thậm chí còn không nhớ nổi tên.
“Ngành của em thi có 39 phòng thi, mỗi phòng 29 người, trong khi chỉ tiêu lấy có 60 người, em sợ mình không có cơ hội,” Quỳnh nói.
Ở phía sau, khu vực sân thể dục thể thao của Đại học Sư phạm Hà Nội hôm nay cũng khá đông bởi có hàng trăm thí sinh đến dự thi môn… chạy. Đây là môn thi riêng của các thí sinh thi khối T vào khoa Sư phạm Giáo dục thể chất của trường.
Chỉ tiêu của trường là 80 trong khi số đăng ký là 400 người nên cuộc chạy đua cũng khá căng thẳng.
Khác với thí sinh thi vào các trường thể dục thể thao, thường là những vận động viên đã có thành tích nhất định hoặc đã được rèn luyện nhiều, các thí sinh thi vào Khoa Sư phạm Giáo dục Thể chất của Đại học Sư phạm có rất nhiều em chỉ mới… tập thể dục buổi sáng.
Thế nên, với đường chạy 400m, lại phải cố gắng hết sức để vượt lên đối thủ, nhiều thí sinh đã mệt lử tới muốn ngất xỉu, nôn và thậm chí, có người nhìn bạn thi trước mà “phát ngốt” tới mức phải bỏ thi.
Vừa kết thúc lượt chạy, thí sinh Nguyễn Văn Tuyên, ở Hoài Đức, Hà Nội đã nôn thốc nôn tháo. Tuyên cho biết, em chỉ quen chạy tập thể dục buổi sáng với tốc độ vừa phải, chưa phải chạy căng sức như hôm nay bao giờ. Khi học cấp 3, Tuyên cũng từng tham gia đội tuyển thể thao của trường nhưng lại ở môn... vật tự do. Vì thế, cậu về thứ 4 trong số 5 người dự thi cùng tốp. Mỗi tốp được chia 7 người cùng chạy, nhưng nhóm của Tuyên đã có 2 người bỏ cuộc.
Tương tự, em Trần Văn Thủy, quê ở Sóc Sơn, Hà Nội, cũng cho biết, nhóm của em có 1 thí sinh không dự thi. “Em về đích thứ 4 trên tổng số 6 người cùng chạy,” Thủy hồ hởi nói. Giống như Tuyên, Thủy bảo, em cũng chưa từng tham gia các cuộc thi chạy trước đó, trừ các bài kiểm tra môn thể dục ở trường. Có lẽ cũng vì thế mà cậu thấy mình về thứ 4 là yên tâm, không thèm quan tâm xem mình chạy hết bao nhiêu thời gian, trong khi thời gian chạy mới là yếu tố quyết định.
“Em học các môn văn hóa không được tốt nên ‘đầu quân’ thi vào ngành này. Hai môn thi trước, em làm bài không tốt lắm, toán chỉ được khoảng 3,5 điểm còn Sinh khá hơn chút, cỡ 6,5 điểm,” Thủy chia sẻ.
Trong khi các thí sinh của các khối bình thường khác đã có thể "kê gối ngủ" thì Thủy và các bạn cùng thi sẽ phải tiếp tục tranh tài trong môn thi bật xa vào ngày mai./.
Phạm Mai (Vietnam+)