Năm 2011, châu Phi vẫn được coi là thị trường đầy tiềm năng và nhiều quốc gia đang đẩy mạnh đầu tư vào châu lục này.
Điều đó đã và đang tạo động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhanh tại các quốc gia châu Phi và giúp nền kinh tế châu Phi hội nhập nhanh hơn vào nền kinh tế thế giới, phát triển bền vững và cải thiện đời sống người dân.
Theo các chuyên gia kinh tế quốc tế, hiện nay, các dự án đầu tư nước ngoài, đặc biệt là khu công nghiệp, đang rất sôi động trên khắp châu Phi. Một số cường quốc kinh tế đang thực hiện chiến lược mới hướng ra toàn cầu và châu Phi đang trở thành "miền đất hứa" cho sự chuyển đổi cơ cấu kinh tế và chuyển dịch các lĩnh vực sản xuất cần nhiều lao động phổ thông và gây ô nhiễm môi trường.
Bên cạnh đó, châu Phi là cũng thị trường tiêu thụ lớn của các loại hàng hóa giá rẻ và không đòi hỏi chất lượng cao...
Tuy nhiên, việc các công ty nước ngoài thâm nhập thị trường châu Phi cũng kéo theo nhiều vấn đề liên quan đến chuyển giao công nghệ, điều hành kinh tế vĩ mô, việc làm, quyền lợi của người lao động địa phương. Đây cũng chính là nguyên nhân đang làm nảy sinh mâu thuẫn giữa giới chủ và người lao động địa phương.
Ngoài các đối tác truyền thống lâu đời như Anh, Mỹ, Liên minh châu Âu (EU), các quốc gia mới nổi như Trung Quốc, Ấn Độ, Brazil cũng đang tăng cường đầu tư, thâm nhập vào châu lục nhiều tiềm năng này để chiếm thị phần và tỷ trọng cho hàng hóa của họ, và hy vọng biến châu Phi thành trung tâm sản xuất hàng giá rẻ cung cấp ngay cho thị trường rộng lớn, nhưng "dễ tính" này.
Đặc biệt, thời gian gần đây, châu Phi đã trở thành khu vực cạnh tranh khốc liệt giữa các cường quốc kinh tế và những nền kinh tế mới nổi trên thế giới.
Theo nhiều chuyên gia kinh tế, mặc dù có rất nhiều lợi thế lớn, nhưng khu vực này cũng ẩn chứa nhiều rủi ro như bất ổn chính trị, xung đột tôn giáo, sắc tộc, chế độ độc tài. Đây cũng chính là một trong những vấn đề khiến các nhà đầu tư nước ngoài lo ngại khi đầu tư vào châu Phi, đặc biệt là đối với ngành công nghiệp có nguồn vốn lớn và công nghệ cao và khả năng thu hồi vốn kéo dài.
Ngoài ra, việc đầu tư và chuyển dịch sản xuất ồ ạt của nhiều quốc gia sẽ làm ảnh hưởng lớn và lâu dài đến môi trường sinh thái của khu vực này./.
Điều đó đã và đang tạo động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhanh tại các quốc gia châu Phi và giúp nền kinh tế châu Phi hội nhập nhanh hơn vào nền kinh tế thế giới, phát triển bền vững và cải thiện đời sống người dân.
Theo các chuyên gia kinh tế quốc tế, hiện nay, các dự án đầu tư nước ngoài, đặc biệt là khu công nghiệp, đang rất sôi động trên khắp châu Phi. Một số cường quốc kinh tế đang thực hiện chiến lược mới hướng ra toàn cầu và châu Phi đang trở thành "miền đất hứa" cho sự chuyển đổi cơ cấu kinh tế và chuyển dịch các lĩnh vực sản xuất cần nhiều lao động phổ thông và gây ô nhiễm môi trường.
Bên cạnh đó, châu Phi là cũng thị trường tiêu thụ lớn của các loại hàng hóa giá rẻ và không đòi hỏi chất lượng cao...
Tuy nhiên, việc các công ty nước ngoài thâm nhập thị trường châu Phi cũng kéo theo nhiều vấn đề liên quan đến chuyển giao công nghệ, điều hành kinh tế vĩ mô, việc làm, quyền lợi của người lao động địa phương. Đây cũng chính là nguyên nhân đang làm nảy sinh mâu thuẫn giữa giới chủ và người lao động địa phương.
Ngoài các đối tác truyền thống lâu đời như Anh, Mỹ, Liên minh châu Âu (EU), các quốc gia mới nổi như Trung Quốc, Ấn Độ, Brazil cũng đang tăng cường đầu tư, thâm nhập vào châu lục nhiều tiềm năng này để chiếm thị phần và tỷ trọng cho hàng hóa của họ, và hy vọng biến châu Phi thành trung tâm sản xuất hàng giá rẻ cung cấp ngay cho thị trường rộng lớn, nhưng "dễ tính" này.
Đặc biệt, thời gian gần đây, châu Phi đã trở thành khu vực cạnh tranh khốc liệt giữa các cường quốc kinh tế và những nền kinh tế mới nổi trên thế giới.
Theo nhiều chuyên gia kinh tế, mặc dù có rất nhiều lợi thế lớn, nhưng khu vực này cũng ẩn chứa nhiều rủi ro như bất ổn chính trị, xung đột tôn giáo, sắc tộc, chế độ độc tài. Đây cũng chính là một trong những vấn đề khiến các nhà đầu tư nước ngoài lo ngại khi đầu tư vào châu Phi, đặc biệt là đối với ngành công nghiệp có nguồn vốn lớn và công nghệ cao và khả năng thu hồi vốn kéo dài.
Ngoài ra, việc đầu tư và chuyển dịch sản xuất ồ ạt của nhiều quốc gia sẽ làm ảnh hưởng lớn và lâu dài đến môi trường sinh thái của khu vực này./.
(TTXVN/Vietnam+)