Chương trình Môi trường Liên hợp quốc (UNEP) ngày 3/3 cho biết, châu Phi đang tụt hậu so với các châu lục khác trong việc phát triển các dự án năng lượng tái sinh và hiện phần lớn tiềm năng “năng lượng Xanh” của châu lục này vẫn chưa được khai thác.
Báo cáo đánh giá kết quả thực hiện “Cơ chế phát triển sạch” (CDM) theo Nghị định thư Kyoto khẳng định toàn bộ lục địa châu Phi hiện chỉ có hơn 120 “dự án thị trường cácbon” đã và đang được thực hiện. Tuy nhiên, những dự án này đang được thực hiện không đồng đều ở các nước.
Các nền kinh tế lớn tiếp tục chiếm nhiều dự án nhất, như Ai Cập chiếm 32 dự án và Nam Phi 13 dự án, trong khi nhiều nước ở châu lục này, trong đó có Zambia, Madagasca, Cameroon, Mali, chỉ có một hoặc hai dự án, hoặc thậm chí không có dự án nào như Guinea-Bissau.
Giám đốc điều hành UNEP Achim Steiner cho rằng, sự phát triển của thị trường cácbon châu Phi vừa lạc quan vừa đáng lo ngại. Nỗ lực tăng công suất, trợ giúp tài chính và các sáng kiến mang tính đột phá, mà UNEP cùng các nước đối tác hợp tác triển khai, đang mang lại kết quả tích cực ở nhiều quốc gia.
Tuy nhiên, ông cũng khuyến cáo các nước châu Phi cần hành động nhiều hơn để có thể khai thác nguồn năng lượng gió, Mặt Trời và khí sinh học rất dồi dào của châu lục này.
Bên cạnh đó, ông Steiner còn giới thiệu một số biện pháp mà các ngân hàng quốc gia và liên quốc gia, cũng như chính phủ các nước có thể thực hiện làm cho các dự án CDM trở nên hấp dẫn, trong đó có chương trình khuyến khích ứng dụng năng lượng tái sinh ở Kenya, với công suất 300 MW, đã được xây dựng ở Turkana, miền Bắc nước này.
Báo cáo của UNEP được công bố đúng vào ngày khai mạc Diễn đàn Cácbon châu Phi lần thứ hai ở Nairobi, Kenya, với sự tham dự của khoảng 1.000 đại biểu, do UNEP và Công ước Khung về biến đổi khí hậu của Liên hợp quốc (UNFCCC) đồng tổ chức.
UNEP hy vọng diễn đàn này có thể tạo đà cho việc nhanh chóng mở rộng các dự án CDM ở châu Phi. Theo UNEP, số dự án CDM ở châu Phi có thể tăng lên đến 245 vào năm 2012 - thời điểm dự kiến giá cácbon từ các dự án này sẽ chỉ còn khoảng 13 USD/tấn.
Toàn thế giới hiện có khoảng 4.900 dự án CDM đã hoặc đang được triển khai, trong đó nhiều nhất là ở Brazil, Trung Quốc và Ấn Độ./.
Báo cáo đánh giá kết quả thực hiện “Cơ chế phát triển sạch” (CDM) theo Nghị định thư Kyoto khẳng định toàn bộ lục địa châu Phi hiện chỉ có hơn 120 “dự án thị trường cácbon” đã và đang được thực hiện. Tuy nhiên, những dự án này đang được thực hiện không đồng đều ở các nước.
Các nền kinh tế lớn tiếp tục chiếm nhiều dự án nhất, như Ai Cập chiếm 32 dự án và Nam Phi 13 dự án, trong khi nhiều nước ở châu lục này, trong đó có Zambia, Madagasca, Cameroon, Mali, chỉ có một hoặc hai dự án, hoặc thậm chí không có dự án nào như Guinea-Bissau.
Giám đốc điều hành UNEP Achim Steiner cho rằng, sự phát triển của thị trường cácbon châu Phi vừa lạc quan vừa đáng lo ngại. Nỗ lực tăng công suất, trợ giúp tài chính và các sáng kiến mang tính đột phá, mà UNEP cùng các nước đối tác hợp tác triển khai, đang mang lại kết quả tích cực ở nhiều quốc gia.
Tuy nhiên, ông cũng khuyến cáo các nước châu Phi cần hành động nhiều hơn để có thể khai thác nguồn năng lượng gió, Mặt Trời và khí sinh học rất dồi dào của châu lục này.
Bên cạnh đó, ông Steiner còn giới thiệu một số biện pháp mà các ngân hàng quốc gia và liên quốc gia, cũng như chính phủ các nước có thể thực hiện làm cho các dự án CDM trở nên hấp dẫn, trong đó có chương trình khuyến khích ứng dụng năng lượng tái sinh ở Kenya, với công suất 300 MW, đã được xây dựng ở Turkana, miền Bắc nước này.
Báo cáo của UNEP được công bố đúng vào ngày khai mạc Diễn đàn Cácbon châu Phi lần thứ hai ở Nairobi, Kenya, với sự tham dự của khoảng 1.000 đại biểu, do UNEP và Công ước Khung về biến đổi khí hậu của Liên hợp quốc (UNFCCC) đồng tổ chức.
UNEP hy vọng diễn đàn này có thể tạo đà cho việc nhanh chóng mở rộng các dự án CDM ở châu Phi. Theo UNEP, số dự án CDM ở châu Phi có thể tăng lên đến 245 vào năm 2012 - thời điểm dự kiến giá cácbon từ các dự án này sẽ chỉ còn khoảng 13 USD/tấn.
Toàn thế giới hiện có khoảng 4.900 dự án CDM đã hoặc đang được triển khai, trong đó nhiều nhất là ở Brazil, Trung Quốc và Ấn Độ./.
(TTXVN/Vietnam+)