Ba thể chế hàng đầu về phát triển châu Phi gồm Ủy ban Liên hợp quốc về kinh tế châu Phi (UNECA), Ngân hàng Phát triển châu Phi (AfDB) và Ủy ban Liên minh châu Phi (AUC) - cơ quan hành pháp của Liên minh châu Phi (AU), ngày 11/10 đã thành lập Ban Thư ký chung nhằm tăng cường sự cố kết và hợp tác thúc đẩy chương trình nghị sự phát triển của châu Phi.
Tuyên bố chung của ba thể chế nhấn mạnh sẽ thỏa thuận hợp tác trên cơ sở các nguyên tắc chủ chốt bao gồm tôn trọng lẫn nhau, tận dụng ưu thế so sánh của mỗi thể chế nhằm chia sẻ tri thức và tăng cường các liên kết thể chế và chương trình giữa các bên vì lợi ích phát triển của châu Phi.
Ba thể chế thừa nhận từ khi được thành lập nhằm tăng cường sự phát triển châu Phi, các lĩnh vực có thể phối hợp hành động đã không được chú ý, chỉ được hành động riêng rẽ theo các chương trình của mỗi thể chế. Vì vậy, ba thể chế đã quyết định thành lập Ban Thư ký chung, được lãnh đạo bởi ba người đứng đầu của mỗi thể chế, họp ít nhất hai lần trong năm nhằm xem xét tiến triển và phê chuẩn các chương trình hành động phát triển chung.
Ban Thư ký chung có Ủy ban điều hành, gồm ba quan chức cấp phó của mỗi thể chế, chịu trách nhiệm điều phối chương trình hành động chung của ba thể chế và giám sát thực hiện các chương trình hành động chung đã được thảo thuận.
Ngoài ra, việc hợp tác giữa ba thể chế hàng đầu về phát triển của châu Phi còn nhằm tăng cường trao đổi các ý tưởng về phát triển, tập trung vào quá trình hình thành các chính sách và chiến lược phát triển nhằm thúc đẩy thực hiện các Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ ở châu Phi vào năm 2015.
Các chuyên gia của ba thể chế lo ngại tiến trình phát triển của châu Phi có thể không đồng đều, đặc biệt trong việc xóa đói nghèo, do nó đang bị đe dọa bởi các nguy cơ chồng chéo của các cuộc khủng hoảng kinh tế, tài chính, năng lượng, lương thực và biến đổi khí hậu.
Theo số liệu của Liên hợp quốc, cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính toàn cầu vừa qua đã đẩy 7-10 triệu người châu Phi trở lại nghèo khổ và 30.000-50.000 trẻ em bị tử vong trước một tuổi.
Cùng ngày, Liên hợp quốc cũng công bố một báo cáo thúc giục các nước châu Phi cần loại bỏ thói quen lệ thuộc vào các nguồn tự nhiên và một hoặc hai loại hàng hóa xuất khẩu, vốn giúp kinh tế tăng trưởng trong hơn thập kỷ qua.
Báo cáo thúc giục chính phủ các nước nỗ lực hơn nữa nhằm khuyến khích việc phát triển doanh nghiệp tư nhân, tăng cường quản lý, và xóa bỏ các rào cản thương mại, gây bất lợi cho các doanh nghiệp châu Phi, vốn không có khả năng cạnh tranh với các doanh nghiệp thế giới do thủ tục hành chính rườm rà cũng như thiếu nguồn tiếp cận tài chính./.
Tuyên bố chung của ba thể chế nhấn mạnh sẽ thỏa thuận hợp tác trên cơ sở các nguyên tắc chủ chốt bao gồm tôn trọng lẫn nhau, tận dụng ưu thế so sánh của mỗi thể chế nhằm chia sẻ tri thức và tăng cường các liên kết thể chế và chương trình giữa các bên vì lợi ích phát triển của châu Phi.
Ba thể chế thừa nhận từ khi được thành lập nhằm tăng cường sự phát triển châu Phi, các lĩnh vực có thể phối hợp hành động đã không được chú ý, chỉ được hành động riêng rẽ theo các chương trình của mỗi thể chế. Vì vậy, ba thể chế đã quyết định thành lập Ban Thư ký chung, được lãnh đạo bởi ba người đứng đầu của mỗi thể chế, họp ít nhất hai lần trong năm nhằm xem xét tiến triển và phê chuẩn các chương trình hành động phát triển chung.
Ban Thư ký chung có Ủy ban điều hành, gồm ba quan chức cấp phó của mỗi thể chế, chịu trách nhiệm điều phối chương trình hành động chung của ba thể chế và giám sát thực hiện các chương trình hành động chung đã được thảo thuận.
Ngoài ra, việc hợp tác giữa ba thể chế hàng đầu về phát triển của châu Phi còn nhằm tăng cường trao đổi các ý tưởng về phát triển, tập trung vào quá trình hình thành các chính sách và chiến lược phát triển nhằm thúc đẩy thực hiện các Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ ở châu Phi vào năm 2015.
Các chuyên gia của ba thể chế lo ngại tiến trình phát triển của châu Phi có thể không đồng đều, đặc biệt trong việc xóa đói nghèo, do nó đang bị đe dọa bởi các nguy cơ chồng chéo của các cuộc khủng hoảng kinh tế, tài chính, năng lượng, lương thực và biến đổi khí hậu.
Theo số liệu của Liên hợp quốc, cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính toàn cầu vừa qua đã đẩy 7-10 triệu người châu Phi trở lại nghèo khổ và 30.000-50.000 trẻ em bị tử vong trước một tuổi.
Cùng ngày, Liên hợp quốc cũng công bố một báo cáo thúc giục các nước châu Phi cần loại bỏ thói quen lệ thuộc vào các nguồn tự nhiên và một hoặc hai loại hàng hóa xuất khẩu, vốn giúp kinh tế tăng trưởng trong hơn thập kỷ qua.
Báo cáo thúc giục chính phủ các nước nỗ lực hơn nữa nhằm khuyến khích việc phát triển doanh nghiệp tư nhân, tăng cường quản lý, và xóa bỏ các rào cản thương mại, gây bất lợi cho các doanh nghiệp châu Phi, vốn không có khả năng cạnh tranh với các doanh nghiệp thế giới do thủ tục hành chính rườm rà cũng như thiếu nguồn tiếp cận tài chính./.
(TTXVN/Vietnam+)