Tờ The Jakarta Globe của Indonesia số ra mới đây đăng bài phân tích của nhà kinh tế phát triển Owais Parray, từng là chuyên gia ở châu Phi, trong đó tác giả nhận xét rằng có thể thấy rõ sự thay đổi trong nền kinh tế toàn cầu khi mà kinh tế thế giới đang ngày một hội nhập, đa cực hơn và có động lực tăng trưởng chủ yếu từ các thị trường mới nổi.
Với điều kiện nhân khẩu học thuận lợi, các nền kinh tế mới nổi sẽ tiếp tục thúc đẩy tăng trưởng trong tương lai, và trong bối cảnh như vậy châu Phi đang trở thành điểm đến đầu tư ngày càng hấp dẫn.
Thế giới nói nhiều, nghe nhiều về thành công kinh tế của các thị trường mới nổi, nhất là sự gia tăng sức mạnh của các nước BRIC (Brazil, Nga, Ấn Độ và Trung Quốc), nhưng lại biết ít hơn về những thay đổi đang diễn ra ở châu Phi.
Thực tế là "Lục địa Đen" đang thay đổi và mở rộng nhanh chóng. Theo tạp chí Anh The Economist, 10 nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất thế giới trong giai đoạn 2000-2010 đều thuộc về khu vực tiểu sa mạc Sahara ở châu Phi.
Đáng chú ý hơn là sự tăng trưởng nhanh chóng này đang diễn ra trong bối cảnh ổn định chính trị và dân chủ. Do được “trời phú” các nguồn tài nguyên thiên nhiên, nên đầu tư tại châu Phi đã tập trung chủ yếu vào khai thác khoáng sản.
Nhưng đó là trước đây, hiện xu hướng này cũng đang thay đổi khi tầng lớp trung lưu có thu nhập khá ngày một tăng, làm tăng nhu cầu đối với các loại hàng hóa và dịch vụ.
Môi trường đầu tư của "Lục địa Đen" vốn bị phàn nàn là chi phí cao, thủ tục phiền hà, thiếu cơ sở hạ tầng cũng đã bắt đầu thay đổi.
Nhìn chung, tỷ trọng thương mại giữa châu Phi và các nước đang phát triển đang gia tăng nhanh chóng và xu hướng này tiếp tục gia tăng. Chẳng hạn, các sản phẩm của Indonesia, từ thực phẩm, đồ uống, hàng may mặc đến giày dép, đã có mặt trong các cửa hàng, siêu thị ở Tanzania, Nam Phi hay Kenya.
Theo Công ty tư vấn toàn cầu McKinsey, từ năm 1990 đến 2008, thị phần của châu Á trong thương mại của châu Phi tăng gấp đôi lên 28%, trong khi thị phần của các nước Tây Âu tại đây đã giảm từ 51% xuống 28%.
Trao đổi mậu dịch song phương giữa Trung Quốc và châu Phi đã tăng mạnh, từ 10,6 tỷ USD năm 2000 lên 160 tỷ USD năm 2010. Với 2.000 doanh nghiệp của mình đang có mặt hoạt động tại châu Phi, tích lũy đầu tư của Trung Quốc ở đây hiện đã ở mức trên 40 tỷ USD.
Thương mại sẽ tiếp tục là một nguồn quan trọng để thúc đẩy tăng trưởng, nhưng đầu tư trực tiếp có thể giúp các công ty có chỗ đứng vững chắc, đóng góp thậm chí cho khối lượng thương mại lớn hơn giữa châu Phi và các đối tác kinh doanh.
Ngoài ra, một số nước châu Á có thể sử dụng lợi thế có cộng đồng kiều dân thiểu số của mình ở châu Phí để tăng cường đầu tư vào đây. Ví dụ, Ấn Độ có kiều dân thiểu số ở miền Đông châu Phi, hay Indonesia hoặc Trung Quốc cũng có lợi thế tương tự.
Tác giả nhấn mạnh rằng hiện là thời cơ thuận lợi để đầu tư vào châu Phi. Bởi trong thế giới toàn cầu hóa, các công ty cần phải có thị trường địa lý đa dạng.
Cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 đã cho thấy sự dễ bị tổn thương như thế nào của tăng trưởng dựa chủ yếu vào xuất khẩu sang thị trường các nước công nghiệp. Hơn nữa, các doanh nghiệp châu Á thích nghi, phù hợp hơn cũng như chia sẻ kinh nghiệm tốt hơn với các đối tác châu Phi đang phát triển như mình.
Trong bối cảnh như vậy, hợp tác Nam-Nam - một thuật ngữ ngày càng được sử dụng để mô tả sự hợp tác giữa các nước đang phát triển - sẽ là một yếu tố quan trọng trong việc xác định sự tách biệt giữa các nền kinh tế mới nổi và các nền kinh tế quá phụ thuộc vào các nước công nghiệp.
Nhiều thị trường mới nổi đang cố gắng thúc đẩy nhu cầu trong nước và tìm kiếm thị trường mới để đối phó với những tác động bất lợi từ việc nhu cầu của các nước công nghiệp suy giảm do cuộc khủng hoảng nợ công ở châu Âu, khó khăn kinh tế Mỹ và đình trệ tại Nhật Bản sau thảm họa thiên tai./.
Với điều kiện nhân khẩu học thuận lợi, các nền kinh tế mới nổi sẽ tiếp tục thúc đẩy tăng trưởng trong tương lai, và trong bối cảnh như vậy châu Phi đang trở thành điểm đến đầu tư ngày càng hấp dẫn.
Thế giới nói nhiều, nghe nhiều về thành công kinh tế của các thị trường mới nổi, nhất là sự gia tăng sức mạnh của các nước BRIC (Brazil, Nga, Ấn Độ và Trung Quốc), nhưng lại biết ít hơn về những thay đổi đang diễn ra ở châu Phi.
Thực tế là "Lục địa Đen" đang thay đổi và mở rộng nhanh chóng. Theo tạp chí Anh The Economist, 10 nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất thế giới trong giai đoạn 2000-2010 đều thuộc về khu vực tiểu sa mạc Sahara ở châu Phi.
Đáng chú ý hơn là sự tăng trưởng nhanh chóng này đang diễn ra trong bối cảnh ổn định chính trị và dân chủ. Do được “trời phú” các nguồn tài nguyên thiên nhiên, nên đầu tư tại châu Phi đã tập trung chủ yếu vào khai thác khoáng sản.
Nhưng đó là trước đây, hiện xu hướng này cũng đang thay đổi khi tầng lớp trung lưu có thu nhập khá ngày một tăng, làm tăng nhu cầu đối với các loại hàng hóa và dịch vụ.
Môi trường đầu tư của "Lục địa Đen" vốn bị phàn nàn là chi phí cao, thủ tục phiền hà, thiếu cơ sở hạ tầng cũng đã bắt đầu thay đổi.
Nhìn chung, tỷ trọng thương mại giữa châu Phi và các nước đang phát triển đang gia tăng nhanh chóng và xu hướng này tiếp tục gia tăng. Chẳng hạn, các sản phẩm của Indonesia, từ thực phẩm, đồ uống, hàng may mặc đến giày dép, đã có mặt trong các cửa hàng, siêu thị ở Tanzania, Nam Phi hay Kenya.
Theo Công ty tư vấn toàn cầu McKinsey, từ năm 1990 đến 2008, thị phần của châu Á trong thương mại của châu Phi tăng gấp đôi lên 28%, trong khi thị phần của các nước Tây Âu tại đây đã giảm từ 51% xuống 28%.
Trao đổi mậu dịch song phương giữa Trung Quốc và châu Phi đã tăng mạnh, từ 10,6 tỷ USD năm 2000 lên 160 tỷ USD năm 2010. Với 2.000 doanh nghiệp của mình đang có mặt hoạt động tại châu Phi, tích lũy đầu tư của Trung Quốc ở đây hiện đã ở mức trên 40 tỷ USD.
Thương mại sẽ tiếp tục là một nguồn quan trọng để thúc đẩy tăng trưởng, nhưng đầu tư trực tiếp có thể giúp các công ty có chỗ đứng vững chắc, đóng góp thậm chí cho khối lượng thương mại lớn hơn giữa châu Phi và các đối tác kinh doanh.
Ngoài ra, một số nước châu Á có thể sử dụng lợi thế có cộng đồng kiều dân thiểu số của mình ở châu Phí để tăng cường đầu tư vào đây. Ví dụ, Ấn Độ có kiều dân thiểu số ở miền Đông châu Phi, hay Indonesia hoặc Trung Quốc cũng có lợi thế tương tự.
Tác giả nhấn mạnh rằng hiện là thời cơ thuận lợi để đầu tư vào châu Phi. Bởi trong thế giới toàn cầu hóa, các công ty cần phải có thị trường địa lý đa dạng.
Cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 đã cho thấy sự dễ bị tổn thương như thế nào của tăng trưởng dựa chủ yếu vào xuất khẩu sang thị trường các nước công nghiệp. Hơn nữa, các doanh nghiệp châu Á thích nghi, phù hợp hơn cũng như chia sẻ kinh nghiệm tốt hơn với các đối tác châu Phi đang phát triển như mình.
Trong bối cảnh như vậy, hợp tác Nam-Nam - một thuật ngữ ngày càng được sử dụng để mô tả sự hợp tác giữa các nước đang phát triển - sẽ là một yếu tố quan trọng trong việc xác định sự tách biệt giữa các nền kinh tế mới nổi và các nền kinh tế quá phụ thuộc vào các nước công nghiệp.
Nhiều thị trường mới nổi đang cố gắng thúc đẩy nhu cầu trong nước và tìm kiếm thị trường mới để đối phó với những tác động bất lợi từ việc nhu cầu của các nước công nghiệp suy giảm do cuộc khủng hoảng nợ công ở châu Âu, khó khăn kinh tế Mỹ và đình trệ tại Nhật Bản sau thảm họa thiên tai./.
Việt Tú (Vietnam+)