Theo kết quả của bảng xếp hạng 10 quốc gia có tỷ lệ truy cập Internet an toàn nhất do hãng bảo mật Internet AVG vừa mới công bố, châu Phi là lục địa an toàn nhất thế giới để lướt web.
Châu Phi còn tin cậy hơn cả châu Âu, Bắc Mỹ và châu Á. Nam Mỹ cũng là một địa chỉ an toàn để lướt web.
Nghiên cứu của AVG cho biết, với 127 triệu máy tính trên 144 quốc gia, không có máy tính của một khu vực hay quốc gia nào hoàn toàn an toàn trên mạng Internet, chỉ khác là mật độ tấn công dày hay mỏng.
Điều này chứng tỏ rằng việc truy cập vào các trang web tải phần mềm bất hợp pháp hay chia sẻ các đường dẫn và tệp tin trên mạng sẽ dẫn đến nguy cơ lây nhiễm qua mạng Internet và trở thành nguồn phát tán cao nhất. Như vậy, các quốc gia có mức độ thâm nhập Internet càng lớn thì nguy cơ này lại càng cao.
Trong số năm quốc gia được xem là an toàn nhất, có tới bốn nước thuộc lục địa đen đó là Sierra Leone với tỷ lệ cứ 696 người sử dụng Internet thì mới có một người bị mã độc tấn công. Tiếp theo là Niger với tỷ lệ 1/442, Togo với tỷ lệ 1/359 và Namibia với tỷ lệ 1/353.
Điều đó chứng tỏ, châu Phi có tỷ lệ người dùng Internet thấp nên tỷ lệ gặp rủi ro khi truy cập Internet thấp là điều đương nhiên. Châu Á và châu Âu, mỗi lục địa có một đại diện trong top 10, gồm Nhật Bản (1/403), Slovakia (1/254). Châu Mỹ không có quốc gia nào lọt vào danh sách này.
Trong top 10 các quốc gia mất an toàn nhất thế giới khi truy cập Internet, ngoài Thổ Nhĩ Kỳ, còn có các quốc gia khác như Nga, Armenia, với tỷ lệ lần lượt là 1/15, 1/24.
Theo chuyên gia của AVG, việc dễ dàng tìm kiếm và truy cập vào các trang web cho phép tải phần mềm bị hack, sự bàng quan với vấn đề bảo mật của người sử dụng khi chia sẻ file dữ liệu trên mạng, tỷ lệ dùng chung máy tính cao… là nguyên nhân khiến lượng máy tính lây nhiễm mã độc tăng nhanh ở các quốc gia mất an toàn khi truy cập Internet./.
Châu Phi còn tin cậy hơn cả châu Âu, Bắc Mỹ và châu Á. Nam Mỹ cũng là một địa chỉ an toàn để lướt web.
Nghiên cứu của AVG cho biết, với 127 triệu máy tính trên 144 quốc gia, không có máy tính của một khu vực hay quốc gia nào hoàn toàn an toàn trên mạng Internet, chỉ khác là mật độ tấn công dày hay mỏng.
Điều này chứng tỏ rằng việc truy cập vào các trang web tải phần mềm bất hợp pháp hay chia sẻ các đường dẫn và tệp tin trên mạng sẽ dẫn đến nguy cơ lây nhiễm qua mạng Internet và trở thành nguồn phát tán cao nhất. Như vậy, các quốc gia có mức độ thâm nhập Internet càng lớn thì nguy cơ này lại càng cao.
Trong số năm quốc gia được xem là an toàn nhất, có tới bốn nước thuộc lục địa đen đó là Sierra Leone với tỷ lệ cứ 696 người sử dụng Internet thì mới có một người bị mã độc tấn công. Tiếp theo là Niger với tỷ lệ 1/442, Togo với tỷ lệ 1/359 và Namibia với tỷ lệ 1/353.
Điều đó chứng tỏ, châu Phi có tỷ lệ người dùng Internet thấp nên tỷ lệ gặp rủi ro khi truy cập Internet thấp là điều đương nhiên. Châu Á và châu Âu, mỗi lục địa có một đại diện trong top 10, gồm Nhật Bản (1/403), Slovakia (1/254). Châu Mỹ không có quốc gia nào lọt vào danh sách này.
Trong top 10 các quốc gia mất an toàn nhất thế giới khi truy cập Internet, ngoài Thổ Nhĩ Kỳ, còn có các quốc gia khác như Nga, Armenia, với tỷ lệ lần lượt là 1/15, 1/24.
Theo chuyên gia của AVG, việc dễ dàng tìm kiếm và truy cập vào các trang web cho phép tải phần mềm bị hack, sự bàng quan với vấn đề bảo mật của người sử dụng khi chia sẻ file dữ liệu trên mạng, tỷ lệ dùng chung máy tính cao… là nguyên nhân khiến lượng máy tính lây nhiễm mã độc tăng nhanh ở các quốc gia mất an toàn khi truy cập Internet./.
Thanh Bình/Cairo (Vietnam+)